Bị băng gốc Phi cướp bóc, người Việt ở Melbourne có thể tuyên chiến
Căng thẳng giữa nhóm người Úc gốc Việt và các thanh niên gốc Phi gia tăng sau khi đoạn video ghi lại cảnh nhóm này hành hung những người trung niên gốc Việt được tung lên mạng.
Những người Úc gốc Việt ở phía bắc thành phố Melbourne cảnh báo tình trạng "tức nước vỡ bờ" sẽ xảy ra nếu cảnh sát không có các biện pháp mạnh tay với các băng đảng gốc Phi đang hoành hành khu vực.
Sự cố xảy ra hồi tuần trước khi nhóm người Việt đang ngồi ăn uống bên ngoài nhà hàng Song Huong trên đường Alfrieda, quận St Albans ở phía bắc Melbourne. Theo một số người dân địa phương, một ngày sau sự cố, nhóm thanh niên gốc Phi đã quay lại và chặn không cho khách vào bên trong nhà hàng.
Nhưng đó chưa phải là sự cố đầu tiên hay cuối cùng. Một tiểu thương người Việt cho biết đã bị các thanh niên gốc Phi cướp trắng trợn ngay trong cửa hàng tới hai lần.
Khi chống trả và bỏ chạy, người phụ nữ giấu tên này kể với báo Daily Mail Australia rằng bà đã bị một tên trong nhóm đuổi theo và đập vào đầu bằng chiếc điện thoại mà hắn vừa cướp.
Một khách hàng cũng chịu chung số phận với bà. Cả hai đã gọi vào số khẩn cấp của cảnh sát nhưng câu trả lời là "không thể đến vì quá bận".
Sự bình yên đã trở lại bên ngoài nhà hàng Song Huong. Thực khách, phần lớn là người Việt đã quay trở lại và ăn uống, chơi cờ hoặc tán gẫu bên ngoài nhà hàng.
Khi các hoạt động chuẩn bị ăn mừng tết Âm lịch chuẩn bị diễn ra trên đường Alfreida vào tuần tới, với nhiều người gốc Việt già trẻ lớn bé cùng tham gia, những người Việt lớn tuổi lo ngại nếu các nhóm "choai choai" gốc Phi tiếp tục gây sự trong lễ hội, đó sẽ là thảm họa "chiến địa".
Đã có các lời kêu gọi thanh niên gốc Việt đứng dậy đánh trả các thanh niên gốc Phi thay vì gọi cảnh sát. "Con nít ở khắp nơi. Mọi thứ sẽ trở nên mất kiểm soát kinh khủng. Như thế là quá tệ" - một phụ nữ gốc Việt lo lắng.
Ben Tran, 22 tuổi, một nhân viên tại nhà hàng Song Huong kể rằng các nhóm thanh niên gốc Phi thường tụ tập và lân la xin thuốc lá hay bật lửa từ người gốc Á trong khu vực. "Nếu từ chối chúng là chắc chắn sẽ có chuyện".
Đây không phải là lần đầu tiên nhà hàng này bị quấy phá bởi các thanh niên gốc Phi. Vụ việc hồi tuần trước là vụ thứ năm trong vòng hai tháng trở lại đây, Ben cho biết thêm. Và cũng như nhiều người khác, Ben nói cảnh sát không giúp ích được gì sau mỗi vụ gây rối.
"Cũng như mọi lần, 30 phút sau khi gọi báo thì cảnh sát mới tới. Nhà hàng trích xuất camera an ninh. Cảnh sát lại nói nhóm thanh niên sẽ gặp rắc rối và họ sẽ xử lý vụ việc nhưng những vụ như vừa rồi cứ tái diễn. Tôi không nghĩ cảnh sát có thể giải quyết chuyện này. Khi họ tới mọi thứ xong cả rồi" - Ben tỏ ra bức xúc với Daily Mail Australia.
Những người gốc Việt làm công việc trông cửa hàng trên đường Alfreida cho biết có nhiều băng gốc Phi xuất hiện tại khu vực, có nhóm còn mặc cả đồng phục học sinh.
Chúng được tổ chức bài bản và thường cử các cô gái cùng nhóm ra giở trò trấn lột nạn nhân hoặc làm cảnh giới.
Trong khi nhiều người Việt tỏ ra hoảng sợ và đóng cửa trốn trong cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng bán điện thoại, một vài người như Ricky Ta nói chọn cách mua bảo hiểm.
Các dịch vụ liên quan đến điện thoại và di động bùng nổ ở đường Alfreida trong thời gian gần đây. Nhiều người bị mất hoặc bị cướp điện thoại hay đến đường này để mua lại cái khác tương tự.
"Chúng tôi đã có bảo hiểm, bọn chúng cứ lấy những gì bọn chúng muốn. Cảnh sát chẳng làm gì bọn này hết" - Ricky chia sẻ.
Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19
Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.