“Một người đàn ông đề nghị tôi trả $100.000 kết hôn giả để ở lại Úc” – Phần 2
Hôn nhân không cần chung giường
Nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đây là kết hôn thật, nhưng không cần ‘ăn nằm như vợ chồng’. Định nghĩa này của anh ta khiến tôi cảm thấy nực cười. Thấy N. có vẻ thẳng thắn chia sẻ, tôi tấn công tiếp bằng một loạt câu hỏi.
Có rất nhiều vụ kết hôn giả bị Bộ Di trú phát hiện, họ đến tận nhà để kiểm tra đột ngột, gọi điện để thẩm vấn, làm thế nào mà trường hợp của tôi lại không bị phát hiện. N. từ tốn giải thích rằng anh ta đã quen thuộc với việc này và cả hai bên sẽ dành ra thời gian để tìm hiểu lẫn nhau để các câu trả lời trùng lắp.
Để chứng minh mình đã thành công trong các vụ mai mối trước đây, N. đưa cho tôi một mốt số tấm hình trong điện thoại của mình các cặp kết hôn thành công và ‘đang sống hạnh phúc’. N. tự hào khoe vừa làm mai cho 3 cặp, giờ đã có visa ở lại Úc. Nhìn nụ cười gượng gạo của các đôi trong hình, tôi không chắc họ có đang thật sự hạnh phúc hay chỉ làm trò để lừa Bộ di trú.
“Lúc đầu thì họ không hợp nhau lắm, nhưng sau đó vài lần, anh hướng dẫn cho nó (N. chỉ vào tấm hình người đàn ông) mua hoa tặng cho người kia. Cả hai còn đi Bali chơi nữa”, N. nói.
“Anh tìm đâu ra những người đàn ông hay phụ nữ đang muốn kiếm tiền từ việc kết hôn như vậy”, tôi dò hỏi.
“Bạn bè của anh, họ hàng, rồi bạn của bạn”, N. trả lời không suy nghĩ.
Thấy tôi tỏ ra lo lắng vì không biết người đàn ông mà N. giới thiệu cho tôi có phải là người tử tế hay không, anh ta trấn an đã lựa chọn cho tôi người tốt nhất. Chồng hờ của tôi người Trung Quốc gốc Mã Lai, có công ăn việc làm ổn định, không chơi bời, hiền lành, ngoài 30 tuổi. Sợ tôi đổi ý, N. còn hứa hẹn nếu tôi không thích người này, N. vẫn còn hai người khác cho tôi lựa chọn, nên cứ sẵn sàng gặp mặt trước rồi tính tiếp.
Với một cuộc hôn nhân xếp đặt chóng vánh như vậy, lại còn đặt ra lộ trình ly dị sau khi có visa, như đọc được sự lo ngại của tôi, N. bàn đến chuyện luật sư.
“Người đàn ông Trung Quốc gốc Mã Lai kia có chịu ly dị với em khi em có visa không? Em đã có bạn trai rồi”, tôi hỏi.
“Cái đó tùy hai người thu xếp với nhau. Không yêu nhau thì ly dị thôi”.
“Em thấy trường hợp của mình hơi khó, em lại không quen biết luật sự nào đáng tin cậy cả”.
“Em an tâm, anh có biết một luật sư tốt lắm. Người này từng làm hồ sơ visa cho nhiều người trước đây của anh rồi. Kể cả visa sinh viên, visa vợ chồng. Có thể tin được”.
“Vậy em có thể nói với luật sư đây là kết hôn giả không, người của mình mà”, tôi hỏi.
“Ai lại nói ra, cứ làm như là kết hôn thật. Đưa họ đầy đủ bằng chứng là được”.
Tôi đặt ra giả thiết nếu anh chồng hờ người Trung Quốc gốc Mã Lai kia thích tôi và muốn kết hôn thật, thì chúng tôi có thể trở thành một cặp vợ chồng chính thức, và tôi không cần phải trả một đồng nào không. N. nói hãy coi $100,000 này là tiền sính lễ và đừng tính toán thiệt hơn.
“Trong văn hóa Châu Á, khi con gái về nhà chồng thì cha mẹ hay cho nhà trai một số tiền lớn hoặc mua nhà cho con ở. Em cứ coi đây là tiền sính lễ thôi”, N. nói.
“Nhưng đã là tình yêu thật sự thì không có chuyện tiền bạc ở giữa”, tôi đáp lại.
“Đó là chuyện văn hóa, cứ kết hôn với nhau thì giả thật gì cũng trả $100,000”.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi kéo dài một tiếng đồng hồ, trước khi chia tay, N. chỉ vào logo trên chiếc áo đồng phục của anh ta mặc và nhấn mạnh anh ta là người đàng hoàng, có công ăn việc làm, đây chỉ là công việc kinh doanh thêm của anh ta mà thôi, nên sẽ chẳng bao giờ lừa đảo tôi làm gì.
Trước khi ra khỏi quán cà phê, N. không quên dặn tôi suy nghĩ kỹ và liên lạc lại với anh ta kèm theo lời hứa hẹn.
“Anh sẽ giảm giá nếu em giới thiệu thêm em gái của mình nữa”…
Theo SBS
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.