Hỏi đáp: Nên nộp visa kết hôn Úc, đính hôn hay sống chung không hôn thú?
Visa diện hôn nhân Úc (bao gồm visa đính hôn và visa kết hôn Úc hoặc sống chung không hôn thú) là một trong những loại visa có số lượng hồ sơ cao nhất nhì tại Úc.
Thật ra, hồ sơ đính hôn hay hết hôn hay sống chung ngoài giá thú thì việc chứng minh cho bộ di trú là gần giống như nhau. Nó chỉ khác về các thủ tục bạn đã làm và số giấy tờ bạn đã có, ví dụ như kết hôn thì có giấy đăng ký kết hôn, hoặc sống ngoài giá thú thì có giấy đăng ký mối quan hệ hoặc chứng minh rằng 2 bạn đã sống chung với hau trên 12 tháng.
Vậy thì các loại này khác và giống nhau ở điểm nào? Loại nào sẽ có lợi hơn? Loại nào được xét nhanh hơn? Và nếu visa bị từ chối thì phải làm sao?
Visa kết hôn Úc là gì ?
Visa kết hôn Úc hay còn gọi là Partner Visa (sublass 309/100 dành cho người nộp đơn ngoài nước Úc, subclass 820/801 dành cho người nộp đơn ở trong nước Úc). Để nộp đơn loại này, trên mặt pháp lý, bạn cần phải có giấy đăng ký kết hôn nếu bạn khai báo là vợ chồng khi nộp đơn xin visa.
Bước đầu tiên, bạn sẽ cần đăng ký kết hôn, sau đó chuẩn bị hồ sơ và bằng chứng cùng với phí hồ sơ để nộp visa kết hôn úc. Nếu bạn ở ngoài nước Úc thì giai đoạn 1 sẽ là visa 309, nếu bạn ở trong nước Úc thì giai đoạn 1 sẽ là visa 820. Thời gian chờ đợi để được cấp visa khi ở ngoài nước Úc có thể giao động từ 10-16 tháng, có một số trường hợp có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn. Thời gian xét duyệt visa hết hôn Úc ở trong nước Úc có thể kéo dài từ 16-23 tháng.
Chi phí cho visa kết hôn Úc tính tới thời điểm này là $7,000 cho mỗi hồ sơ.
Điểm có lợi của visa kết hôn ngoài nước Úc (309/100) đó là: khi sang đến Úc bạn đã là người tạm trú và sẽ được cấp thường trú sau 2 năm kể từ ngày nộp đơn.
Visa đính hôn Úc là gì?
Khác với visa kết hôn Úc, visa đính hôn Úc là visa dành cho các cặp đôi đã đính hôn và có hứa hôn với nhau, đây là Prospective Marriage visa subclass 300. Loại visa này chỉ dành cho người ở ngoài nước Úc. Loại visa này sẽ không cần đăng ký kết hôn, nhưng bạn phải chứng minh cho bộ di trú thấy được rằng bạn sẽ kết hôn khi bạn đến Úc, trong khoảng thời gian 9 tháng của visa đính hôn này. Thời gian chờ cho loại visa này có thể giao động từ 6-12 tháng tùy vào nhân viên của bộ di trú xét nhanh hay chậm.
Khi đến Úc bằng loại visa 300 này, bạn không phải là thường trú nhân Úc. Bạn phải kết hôn và nộp visa xin tạm trú trong thời gian 9 tháng. Và thời gian chờ visa kết hôn tạm trú trên nước Úc có thể kéo dài đến 23 tháng như hiện nay.
Visa Sống chung không hôn thú
Thật ra đây cũng là Partner visa, subclass 309/100 và 820/801, nhưng dành cho các cặp
đôi chung sống với nhau trên 12 tháng mà không kết hôn. Tuy nhiên, loại này phổ biến hơn cho các cặp đôi ở trong nước Úc và không muốn kết hôn hơn là ngoài nước Úc. Đặc biệt, dạng sống chung ngoài giá thú này áp dụng cho các gặp đổi đồng giới nhiều hơn bởi vì trên mặt pháp lý họ không được công nhận kết hôn.
Đối với dạng visa này, nếu như những ai không chứng minh được mối quan hệ trên 12 tháng thì có thể đăng ký mối quan hệ để được miễn khoản chứng minh sống chung 12 tháng.
Loại visa nào là dễ nhất?
Nếu như dựa trên mặt pháp lý để đánh giá xem visa nào là dễ nhất thì câu trả lời là không loại visa nào dễ.
Bởi vì các điều kiện và yêu cầu pháp lý dành cho visa đính hôn, visa kết hôn bao gồm dạng sống chung 12 tháng là đều khó như nhau. Không có loại nào dễ hơn loại nào vì bạn vẫn phải chứng minh mối quan hệ rõ ràng cho Bộ Di Trú để họ thấy được mối quan hệ đó là thật và tiếp diễn.
Có một số bạn lầm tưởng rằng nếu mối quan hệ là thật, thì không cần phải chứng minh gì nhiều vì đó đâu phải giả đâu mà sợ. Hoặc Bộ Di Trú có thể điều tra rằng mối quan hệ của bạn là thật. Đó là những suy nghĩ sai lầm. Vì sao? Bởi vì nhân viên của Bộ Di Trú không thể nào đánh giá được một cặp vợ chồng là thật hay giả nếu như không có nhiều bằng chứng chứng minh rằng đó là thật. Họ cũng không có thời gian đi điều tra để xem mối quan hệ là thật hay giả. Và đến khi được phỏng vấn, nếu đương đơn không thể trả lời các câu hỏi của nhân viên phỏng vấn thì nguy cơ hồ sơ bị từ chối là rất cao.
Loại visa nào sẽ có lợi hơn, visa kết hôn Úc hay visa đính hôn?
Theo quan điểm riêng của tôi thì loại nào có lợi hơn tuy vào mục đích của mỗi người. Bởi vì có bạn muốn kết hôn, có bạn không thích kết hôn hoặc muốn đính hôn trước sau đó kết hôn sau.
Nếu như bạn nộp đơn từ Việt Nam, bạn muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc thì bạn có thể làm thẳng visa 309/100 mà không cần phải qua bước visa đính hôn. Bởi vì nếu như bạn nộp visa đính hôn trước, rồi sau đó sang Úc mới nộp visa kết hôn thì bạn phải chờ một khoảng thời gian có thể lên đến hơn 3 năm (theo thời điểm hiện tại), mới có thể được xin thường trú Úc. Nếu như bạn nộp visa kết hôn nay từ bước đầu, thì 2 năm kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn có quyền được xin thường trú Úc.
Nếu bạn chưa sẵn sàng kết hôn tại Việt Nam vì một lý do nào đó, bạn muốn sang Úc kết hôn thì bạn có thể xin visa đính hôn trước. Khi đến Úc bạn sẽ phải kết hôn trong vòng 9 tháng.
Trường hợp, nếu bạn chưa muốn kết hôn mà đã sống chung với nhau trên 12 tháng thì bạn có thể nộp dạng sống chung 12 tháng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì trường hợp này chỉ thích hợp cho các bạn đang sống chung với nhau tại nước Úc.
Phải làm sao nếu hồ sơ xin visa Úc bị từ chối?
Hồ sơ xin visa bị từ chối là một điều mà không ai trong số chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, sự thật rằng bạn yêu nhau và kết hôn hoặc đính hôn thật sự thì không có nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ được cấp visa. Hiện nay, phần xét duyệt visa kết hôn Úc và visa đính hôn của bộ di trú Úc rất khó khăn. Mỗi hồ sơ mà không có đầy đủ bằng chứng họ đều có những mối nghi ngờ riêng cho từng tường hợp. Vì vậy, khi hồ sơ bị thiếu sót bằng chứng do chủ quan, hoặc do các cặp đôi không nắm rõ được thông tin về nhau thì hồ sơ có nguy cơ bị từ chối rất cao.
Khi hồ sơ bị từ chối, thì bạn sẽ nhận được một quyết định từ chối visa từ Bộ Di Trú Úc. Để khiếu nại và xin được xem xét lần nữa về visa của mình, bạn sẽ cần nộp đơn khiếu nại lên Tòa Phúc Thẩm Hành Chính. Đây chính là cơ hội cuối cùng để tòa xem xét về mối quan hệ của bạn có thật hay không, và bạn có đáp ứng được yêu cầu mà luật di trú đề ra dành cho loại visa mà bạn nộp hay không.
Nếu như bạn nộp hồ sơ ở ngoài nước Úc, bạn sẽ có 70 ngày để nộp đơn khiếu nại lên tòa Phúc Thẩm. Nếu như bạn nộp hồ sơ ở trong nước Úc, thì bạn có 21 ngày để nộp đơn lên tòa. Thời gian xét duyệt từ lúc bạn nộp đơn khiếu nại cho đến khi ra tòa dao động khoảng 10-14 tháng.
Có nhiều bạn nghĩ rằng, cứ nộp đơn lên rồi luật sư sẽ cãi hộ cho bạn khi ra tòa. Nhưng tôi xin đính chính lại việc này. Khi ra tòa, bạn sẽ phải trả lời chất vấn của chánh án, và luật sư của bạn không có quyền trả lời hộ bạn về những câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của bạn. Vì vậy, bạn chính là người phải nắm rõ về mối quan hệ của mình, không nên ỷ lại luật sư.
Đối với những người đến với tôi để thực hiện các hồ sơ khiếu nại lên tòa Phúc Thẩm, tôi đều đích thân mình luyện tập phần chất vấn của chánh án dành cho người nộp đơn và người bảo lãnh. Đó là cơ hội cuối cho bạn chứng minh mối quan hệ của mình, vì vậy nên bạn cần phải lựa chọn kỹ càng người đại diện cho bạn, và nắm bắt được thông tin rõ rang về mối quan hệ của mình.
Tôi hy vọng rằng, dù là visa đính hôn, kết hôn hay sống chung, các bạn cần phải chuẩn bị bằng chứng thật rõ rang và thuyết phục. Bởi vì nếu không làm một cách chính xác ngay từ đầu, thì đến bước khiếu nại rất khó khăn và tốn kém.
Nguồn: Alouc.com
3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ
Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.