RSS

Năm thứ 13 đón Tết xứ người, lòng cồn cào nỗi nhớ Tết quê xưa

14:52 21/01/2020

“12 năm rồi, có còn biết ‘Tết bây giờ’ như thế nào nữa đâu. Tất cả những gì còn lại trong ký ức tôi về Tết chỉ còn là những buổi chiều cuối năm cùng mẹ xách làn ra chợ mua lá dong, gạo nếp, hương hoa, tiền giấy và vô vàn những thứ ‘linh tinh’ khác…”

Mới đó mà đã mười hai năm tôi xa nhà. Mười hai năm đón Tết xứ người ta giữa bầu trời đất khách. Vẫn nhớ như in cái khoảnh khắc yêu thương của của cái Tết đầu tiên xa quê hương tới xứ người đi học, hai hàng nước mắt chảy dài. Đứng giữa biển người mà chợt nói với chính mình: “Ước gì giây phút này mình được trở về quê hương, trở về với mẹ cha và những thân thương xưa cũ bên dải đất miền Trung đầy gió cát”, nhưng tôi biết ước mơ lúc ấy sẽ chỉ là một ước mơ không có thật. Tết quê hương lúc đó chỉ còn trong ký ức, trong những kỷ niệm của mười mấy năm dài đằng đẵng thân thương.

Tết xưa giản dị mà ấm lòng biết mấy

12 năm xa nhà cũng là ngần ấy năm không biết mùi Tết như thế nào. Dạo này, thi thoảng bạn bè lại nhắn tin sang hỏi: “Tết này cậu có về không? Về đi chứ! Lâu lắm rồi còn gì”. Ừ, mình biết chứ! Nhưng không phải muốn về là được. Có những thứ ràng buộc bước chân và có những nỗi nhớ, những khát khao phải ghim thật sâu, thật chặt vào ngực trái con tim, để xuân về thôi không còn nức nở.

Nhớ năm nào anh Dũng nhắn tin sang bảo: “Tết ở Việt Nam bây giờ buồn lắm, không còn như cái thời em ở nhà nữa đâu. Hãy mừng vì em vẫn còn giữ được ký ức của những mùa Tết xưa”. Tự nhiên tôi thấy lòng chùng xuống.

12 năm rồi, có còn biết “Tết bây giờ” như thế nào nữa đâu. Tất cả những gì còn lại trong ký ức tôi về Tết chỉ còn là những buổi chiều cuối năm cùng mẹ xách làn ra chợ mua lá dong, gạo nếp, hương hoa, tiền giấy và vô vàn những thứ “linh tinh” khác. Tôi thích cái cảm giác được đi chợ sắm Tết cùng mẹ, gặp vài người quen, dừng lại đôi ba phút hỏi han nhau: “Tết này con chị có về không?”, “Nhà cô sắm được những gì rồi?”, “Đào năm nay đẹp quá chị nhỉ?”.

28 Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng cùng gia đình cậu mợ, đêm giao thừa thì đi sinh nhật Nghĩa (nói là đi sinh nhật cho oai thôi chứ ngày đó chúng tôi còn nghèo quá, làm gì có thể tổ chức sinh nhật được cho nhau nên chỉ đủ tiền mua cho bạn một món quà nho nhỏ). Tới mười giờ đêm thì về đón giao thừa ở nhà cùng bố mẹ rồi đi hái lộc đầu năm. Có năm hai chị em tôi được bố mẹ Oanh mời đi xông nhà, chả nhớ năm đó cô chú làm ăn có phát đạt không nhưng mẹ nói: “Xông nhà hướng đó là hợp lắm đấy”.

Tết vẫn là dịp để tất cả con người được xích lại gần nhau, dù chỉ là trong suy nghĩ. Để nhớ về những ngày từng thân thuộc… (ảnh minh hoạ: pinterest)

Mùng một Tết, việc đầu tiên khi chị em chúng tôi thức dậy là gọi điện chúc Tết bà nội và bà ngoại rồi ở nhà ăn bữa cơm trưa với bố mẹ, sau đó thì… muốn đi đâu thì đi. Mùng hai Tết là phải về quê nội rồi mùng ba là cùng bạn bè đi tết cô, tết thầy. Ký ức Tết quê với những cơn mưa phùn se se lạnh nhưng vô cùng ấm áp trong vô vàn tiếng cười vỡ tan trên mảnh đất xứ Thanh ngày ấy vẫn ám ảnh tôi suốt những năm tháng sau này.

Bây giờ, bạn bè đã lập gia đình gần hết, có đứa Tết vẫn về quê, có đứa Tết về nhà chồng, có đứa thì lại ở một phương trời khác rất xa. Không biết, chúng có còn nhớ những mùa Tết cũ? Còn tôi, đôi lúc vẫn thấy nao lòng. Bài thơ cũ tự nhiên chạm vào ký ức:

Tết – vẫn là niềm vui của người này và nỗi buồn của người kia. Nhưng chắc chắn Tết vẫn là dịp để tất cả con người được xích lại gần nhau, dù chỉ là trong suy nghĩ. Để nhớ về những ngày từng thân thuộc…

23 tháng Chạp, bạn ở Sài Gòn lại nhắn tin sang hỏi: “Yến Anh đón Tết ở đâu? Có làm gì không?”. Thực ra lâu rồi, Tết đối với tôi chỉ còn trong ký ức. Tôi sống cùng gia đình người Đức, ăn những món ăn Tây riết rồi thành quen nên thành ra chẳng để ý đến Tết nữa vì vẫn phải đi học, đi làm bình thường.

Duy chỉ có một lần bạn cùng lớp ở quê gửi thư sang và hỏi điều gì làm tôi cảm thấy khó khăn nhất, tôi đã nói rằng, đó chính là nỗi nhớ. Ngày đó tôi vẫn thường “buộc” nỗi nhớ của mình rồi sau đó nhìn lên bầu trời chênh chếch hướng quê hương và thả nó cuốn bay rồi thầm ước, giá mà nỗi nhớ có thể bay được về miền quê hương, hẳn mẹ cha tôi sẽ ấm lòng biết bao. Bao nhiêu đêm mẹ thổn thức: “Tết đến, con cái người ta về đông đủ, còn con mình thì cứ phiêu bạt mãi chốn nơi nao”, nước mắt tôi lại lặng lẽ chảy dài.

Tết năm nay đã khác hơn rất nhiều, xác định rõ ràng là phải có một cái Tết cho ra trò nên thi xong là lăn vào bếp tự tay làm mứt cam, giò lụa, dưa góp, thịt kho tàu cộng với tép khô và ruốc thịt mẹ gửi sang cho nữa (chỉ thiếu mỗi củ kiệu và bánh chưng) cốt cũng là để phục vụ cho cái tâm hồn ăn uống ngày càng đậm đà. Lòng bảo dạ là sẽ để dành ăn mấy ngày Tết nhưng mỗi ngày nhâm nhi một tí và gửi cho bạn một tẹo, hậu quả là giao thừa chưa tới mà đồ ăn đã bay hết vèo vèo vào bụng.

13 năm xa nhà – có lẽ đây là cái Tết đầu tiên tôi đối đãi tử tế với bản thân! Lòng hân hoan như đứa trẻ năm xưa, chỉ chờ cho đến mùng một để nhận lì xì của mẹ.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.