Nạn bắt nạt nơi làm việc tại Úc
Thủ tướng Scott Morrison cho rằng không có tình trạng bắt nạt trong chính phủ của ông.
Tuy nhiên, dân biểu liên bang Ann Sudmalis mới đây đã sử dụng đặc quyền của thành viên quốc hội để chỉ đích danh ông Gareth Ward là "kẻ bắt nạt". Xung quanh chuyện bắt nạt trong chính phủ, nhiều người đặt câu hỏi, theo luật pháp Úc, như thế nào mới gọi là bắt nạt nơi làm việc?
Thủ tướng Scott Morrison đã ra lệnh cho đảng Tự do phải thiết lập một quá trình nghiêm ngặt và kín đáo để giải quyết những khiếu nại liên quan đến việc bắt nạt. Phát biểu trên đài 2GB, ông Morrison một lần nữa khẳng định không có tình trạng bắt nạt giữa các thành viên đảng Tự do trong quốc hội liên bang. Tuy nhiên ông không có ý kiến về sự bắt nạt giữa các thành viên đảng Tự do cấp tiểu bang.
"Điều gì đã xảy ra, quý vị biết đấy, những chuyện như thế này đã được bàn tán râm rang trong những tuần qua. Chúng thật sự có liên quan đến tổ chức đảng, chứ không chỉ riêng quốc hội ở Canberra. Đó là lí do tại sao tại sao tôi yêu cầu tổ chức đảng phải đưa ra một quy trình nghiêm ngặt và đáng tin cậy để giải quyết những vấn đề này. Tôi sẽ không phân tâm về những chuyện như vậy. Chúng ta phải nhìn rõ vấn đề và tập trung giải quyết để tạo nên sự thay đổi"
Ủy ban Công bằng Việc làm: Bắt nạt bao gồm đe dọa, sỉ nhục, la mắng, mỉa mai, một số hành động như đùa giỡn ác ý, lạm dụng về thể chất, tinh thần và lời nói, sự quấy rối hoặc kỳ thị.
Lời kêu gọi điều tra chỉ đến sau khi dân biểu liên bang Ann Sudmalis tuyên bố bị bắt nạt, tiếp theo sau lời tố cáo của dân biểu Julia Banks.
Bà Sudmalis cũng sử dụng quyền miễn trừ của mình để chỉ đích danh dân biểu tiểu bang NSW Gareth Ward bắt nạt mình, bằng cách gây chi rẻ, cố tình phát tán thông tin xấu làm ảnh hưởng đến vị trí của bà.
Đáp lại những cáo buộc này, phát biểu trên đài ABC, ông Ward hoàn toàn phủ nhận có bất cứ hành động bắt nạt nào đối với dân biểu Ann Sudmalis
"Chính trị có thể là một trò chơi cảm giác mạnh. Đôi khi chúng ta có các cuộc thảo luận nội bộ. Thỉnh thoảng tôi không tán đồng quan điểm với đồng nghiệp. Chúng tôi có các cuộc tranh luận gay gắt, và phù hợp với tiêu chuẩn quốc hội. Mọi người không nên nhầm lẫn giữa 2 vấn đề. Tính dân chủ trong nội bộ đảng Tự do không được xem là bắt nạt. 2 việc này hoàn toàn khác nhau. Tôi là người khuyết tật, tôi bị bạch tạng, và tôi biết rõ bị bắt nạt là như thế nào. Tôi hoàn toàn lên án hành động này, và sẽ không bao giờ bắt nạt ai cả"
Thượng nghị sĩ đảng Tự do Concetta Fierravantiwells ủng hộ việc điều tra những cáo buộc giữa các dân biểu liên bang đảng Tự do. Bà cho rằng, quy trình cần phải rõ ràng, độc lập và mang tính thực thi.
Bàn về môi trường làm việc của các nữ dân biểu, Thượng nghị sĩ Concetta chia sẻ:
"Chính trị là một trò chơi khó khăn, thậm chí có thể xem là tàn bạo, đầy mưu toan, hoặc có thể xem là sự kết hợp của tất cả những điều trên. Thật vậy, chính trị có nét đặt thù riêng, không lẫn với ngành nghề nào khác"
Theo luật pháp, hành động bắt nạt tại nơi làm việc được định nghĩa như là những hành vi mờ ám, không rõ ràng và vô lí. Theo Luật Công bằng Việc làm, những hành động này có thể tạo ra những tổn hại về sức khỏe và an toàn đối với mọi người. Tuy nhiên, luật không quy định đối với những hành động can thiệp quản lý.
Thượng nghị sĩ Concetta: "Chính trị là một trò chơi khó khăn, thậm chí có thể xem là tàn bạo, đầy mưu toan, hoặc có thể xem là sự kết hợp của tất cả những điều trên".
Luật sư Giri Sivaraman, từ công ty luật Maurice Blackburn, đã đại diện cho nhiều nạn nhân bị bắt nạt nơi làm việc. Ông cho rằng, có một số định nghĩa chưa rõ ràng, khiến mọi người chưa tâm phục khẩu phục.
"Câu hỏi thật sự cho các cuộc tranh cải là: "Điều không hợp lí là gì". Những người chủ thường có tiếng nói hơn so với nhân viên, đây là điều bất hợp lí. Điều này sẽ khác nhau ở mỗi chỗ làm. Vì vậy, có nhiều điểm mơ hồ, không rõ ràng. Vậy nên, Ủy ban Công bằng Việc làm đã đặt ra tiêu chuẩn chung, về quyền quản lí và kỉ luật nơi làm việc. Mục đích chính là tạo ra sự bình đẳng cho tất cả mọi người nơi làm việc."
Những yếu tố được ghép vào hành vi bắt nạt, theo Ủy ban Công bằng Việc làm bao gồm: đe dọa, sỉ nhục, la mắng, hoặc mỉa mai. Ngoài ra, một số hành động như đùa giỡn ác ý, lạm dụng về thể chất, tinh thần và lời nói, sự quấy rối hoặc kỳ thị.
Mặc dù quy định đã khá rõ ràng, tuy nhiên việc ngăn chặn tình trạng bắt nạt không hề đơn giản.
Liên kết với nạn bắt nạt trong hàng ngũ chính trị gia, luật sư Sivaraman thừa nhận chưa từng tham gia bất cứ phiên tòa nào như thế này.
"Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là liệu một chính trị gia đang làm việc cho chính phủ Úc, họ phải thực hiện một công việc có nhiều tranh cải. Và họ đại diện cho khối thịnh vượng chung. Chắc chắn họ sẽ được bảo vệ. Và mọi người sẽ đặt nghi vấn về sự bảo vệ này. Theo tôi, vấn đề cần phải được xem xét lại, bởi nhiều chính trị gia sẽ phải nhờ đến những luật về sự bảo vệ các chính trị gia này"
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.