Nếu không muốn làm ơn mắc oán, hãy tránh ngay 6 lỗi cơ bản khi đưa ra lời khuyên này!
Nếu muốn trở thành một người đưa ra được những lời khuyên khiến người khác trân trọng, thì bạn cũng cần biết một vài quy tắc cơ bản.
Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho mọi người cùng phát triển tốt hơn. Vậy nhưng nếu muốn trở thành một người đưa ra được những lời khuyên khiến người khác trân trọng, thì bạn cũng cần biết một vài quy tắc cơ bản.
Đứng trên lập trường của đối phương
Nhiều người trong chúng ta khó có thể đặt bản thân vào vị trí của đối phương để suy xét. Ta có xu hướng áp đặt các vấn đề và thành công của mình lên người khác dù hoàn cảnh của ta không hẳn giống hoàn cảnh của họ.
Đối tượng khác nhau, sự việc khác nhau, nên cách xử lý vấn đề cũng cần khác nhau. Người cho lời khuyên tốt cần nhìn mọi chuyện từ nhiều chiều và đưa ra ý kiến khách quan.
Tránh phân tích tâm lý
Đây là lỗi phổ biến trong các lời khuyên ở những diễn đàn phát triển bản thân và hẹn hò. Cách nhanh nhất khiến ai đó bực tức và khép lòng là cố nói cho họ biết bản chất của họ như thế nào, tại sao họ có những suy nghĩ như vậy, tại sao họ mắc lỗi…
Bạn có thể đặt mình vào vị trí của đối phương, và nhìn được “điểm mù” của họ. Tuy nhiên, nếu họ đang có thái độ tiêu cực, có thể họ sẽ không muốn đón nhận lời khuyên đó, thậm chí sẽ nghĩ rằng bạn đang ở phe thù địch chống lại họ, hạ thấp giá trị và phán xét họ…
Nếu người khác đang tìm kiếm những lời khuyên cụ thể theo tư duy và quan điểm của họ, thì kiểu lời khuyên này sẽ có ích. Nhưng nếu họ chưa sẵn sàng đối diện với vấn đề, bạn chỉ cần ở bên và cho lời động viên là đủ. Hãy góp ý vào lúc khác khi họ đã bình tĩnh hơn và có thiện chí thực sự muốn thay đổi.
Không ai nợ lời khuyên của bạn
Bạn dành thời gian quan tâm, cho ai đó lời khuyên, không có nghĩa họ bắt buộc phải làm theo hay phải biết ơn bạn. Mỗi người đều có một cuộc đời cần chịu trách nhiệm, bạn có thể cho lời khuyên, nhưng bạn không thể sống hộ người khác và chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ.
Tấm lòng muốn giúp đỡ, hỗ trợ mọi người là tốt nhưng hãy em đó là “món quà” mà bạn muốn trao gửi vô điều kiện. Ngay cả khi ai đó chủ động xin bạn lời khuyên, họ cũng không bắt buộc phải làm theo. Vì vậy, đừng bực bội và tự ái nếu người ta không làm theo lời khuyên của bạn.
Chỉ cho lời khuyên khi đối phương muốn
Bất luận bạn cho rằng lời khuyên của mình tốt đến đâu, mang lại lợi ích nhiều thế nào, mà người nghe không cần thì đều là vô nghĩa. Không có lời khuyên nào tệ hơn lời khuyên “không mời”, và nếu bạn cứ cố quan tâm và khuyên bảo sẽ chỉ khiến người khác nghĩ bạn là một kẻ “tọc mạch biết tuốt”.
Hãy chắc rằng người mà bạn khuyên nhủ đang thật sự tìm kiếm sự giúp đỡ, bằng không bạn sẽ bị coi là thích “dạy đời” người khác.
Biết mình đang nói gì
Chưa có trải nghiệm, thiếu kiến thức và hiểu biết về vấn đề nhưng lại cho người khác lời khuyên cũng là một sai lầm lớn nhiều người mắc phải.
Nếu bạn không thực sự chắc chắn về hiệu quả lời khuyên, thì có thể chưa bắt đầu bằng cách nói: “Tôi chưa từng gặp vấn đề này, nhưng theo ý tôi thì…” để người nghe cân nhắc và tham khảo ý kiến.
Phê bình hành động chứ không phải tính cách
Nhiều người không phân biệt được giữa “hành động” với “tính cách”. Điều này thường gặp nhất trong hội thoại gia đình. Ví dụ như khi con chưa dọn đồ chơi, thay vì nói rằng “Con nhớ lần sau chơi xong không được để bừa bộn như hôm nay”, thì cha mẹ lại nói “Con không nên bừa bộn, cẩu thả như vậy nữa”.
Không ai thoải mái khi mắc một lỗi lầm nhưng lại bị phán xét tính cách, năng lực. Chỉ khi đưa được lời khuyên khéo léo, bạn mới tạo được động lực cho người khác thay đổi.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.