Người càпg tốt đẹρ thì càпg ít đăпg bài lêп mạпg xã hội?
Có thể thấy, coп пgười hiệп пɑy đɑпg sốпg tɾoпg thời đại củɑ côпg пghệ thôпg tiп, пơi mà mạпg xã hội là пơi để giải tɾí, học tậρ, kết пối, kiпh doɑпh và cả bộc lộ bảп thâп.
Đặc biệt đối với пhiềᴜ пgười, mạпg xã hội là một côпg cụ hữᴜ ích để tɾải lòпg, bộc lộ пhữпg cảm xúc, sᴜy пghĩ củɑ mìпh.
Nhiều người thường có thói quen lướt mạng xã hội vài chục lần trong ngày, thậm chí là nhiều hơn, để nghĩ xem nên đăng gì lên đó và phải làm thế nào để khiến mọi người trên mạng trầm trồ ngưỡng mộ cuộc sống của mình.
Kỳ thực, lối sống “ảo” đó liệu có đáng được tung hô? Và bạn có nghĩ rằng những người càng tốt đẹp, thì càng ít đăng bài trên mạng xã hội?
1. Người thực sự xuất sắc, sẽ chẳng bao giờ khoe khoang trên mạng
Ở thời đại mạng xã hội ngày càng thông dụng như hiện nay, khoe con khoe chồng, khoe nhà khoe xe, khoe quan hệ xã hội, khoe thành tựu thành tích, có lẽ đã trở thành một thứ “nghi thức” không thể thiếu.
Đạo diễn nổi tiếng Bernardo Bertolucci từng nói: “Khi việc người khác cảm thấy bạn vui vẻ còn khiến bạn thỏa mãn hơn là thực sự vui vẻ, thì đó chính là hư vinh.” Song tất nhiên, kẻ hư vinh càng thích tỏ ra thế này thế khác, thì lại càng thiếu thốn những thứ đó. Ngược lại, những người thực sự xuất sắc, thì lại luôn kín tiếng, dửng dưng.
Phải công nhận một điều rằng, những kẻ ưu tú bao giờ cũng rất thực tế. Họ hiểu rõ mình đang có những gì và điều gì chỉ là hư ảo ngẫu nhiên. Những người này chẳng cần được chú ý để thấy mình đang tồn tại, chẳng cần chứng minh hay khoe khoang điều gì với bất kỳ ai, chẳng cần những lời khen tặng từ người khác để có cảm giác an toàn, cũng không rảnh để nghe người khác khoác lác.
Bởi họ sở hữu một trái tim mạnh mẽ, có thể bình tĩnh đối mặt với tất cả. Họ luôn hiểu rõ mình nên làm gì, không nên làm gì. Những lời đàm tiếu phiền nhiễu và đánh giá từ bên ngoài không thể gây ảnh hưởng gì tới họ. Con người đã ở đẳng cấp đấy rồi, thì tội gì phải dát vàng lên mặt mình bằng cách thể hiện này nọ trên mạng xã hội?
2. Người có tu dưỡng, sẽ không bao giờ “trút” cảm xúc của mình lên mạng
Chắc hẳn nhiều người đã từng gặp chuyện thế này: Sáng sớm ngày ra lướt mạng xã hội, thấy một loạt những thứ còn đáng sợ hơn “ma trận quảng cáo”: status tình cảm bi lụy.
Một số người được so sánh y như cái thùng rác, “tỏa” ra toàn thứ năng lượng tiêu cực và cảm xúc độc hại. Họ dễ nổi giận, thấy người khác tốt đẹp là ghen tỵ, thích oán trách, gặp chuyện gì không đúng ý là cứ như dốc ngược cái thùng rác ra, đổ hết tâm trạng tồi tệ của mình lên mọi người xung quanh.
Tôi tin là, không một ai lại muốn ở cạnh kiểu người tiêu cực như thế cả. Có người cho rằng, mạng xã hội là không gian riêng tư, mình thích đăng cái gì thì đăng. Tuy nhiên, rồi họ cũng sẽ hiểu được rằng, làm thế thực ra chẳng có ý nghĩa gì cả. Sẽ không bao giờ có ai thấu hiểu được cảm giác của bạn.
Bạn chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng, sẽ chỉ khiến người quan tâm bạn lo lắng không cần thiết, người ghét bạn cười thầm trong bụng mà thôi. Dĩ nhiên, trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những lúc cảm thấy tồi tệ, tuy nhiên quan trọng là, có người chọn tùy ý bộc lộ ra ngoài, còn một số khác lại giỏi quản lý cảm xúc tiêu cực của mình hơn, âm thầm biến chúng thành một loại sức mạnh, khơi gợi tư duy, làm phong phú tư tưởng, khiến mình trở nên kiên cường hơn.
“Một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành chính là hiểu được rằng: 99% những chuyện xảy ra với mình hàng ngày, chẳng có ý nghĩa gì với người khác.”, giáo sư Mark Bauerlein của đại học Emory, Mỹ từng nói.
Cập nhật quá nhiều trạng thái bi lụy, truyền đi năng lượng tiêu cực, gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác, chỉ là một hành vi suy giảm EQ, cắt đứt các mối quan hệ của mình, và làm hư hại vòng quan hệ xã hội. Chính vì thế, một người thực sự trưởng thành, thực sự có tu dưỡng, sẽ không chọn cách trút tâm trạng tiêu cực của mình lên mạng xã hội.
3. Người thực sự nỗ lực, sẽ không bao giờ sống trong thế giới ảo
Thực ra, với hầu hết mọi người, mạng xã hội là một nơi tập hợp cảm xúc mà ai ai cũng có thể nhìn vào. Khi chúng ta bắt đầu xây dựng hình ảnh cho bản thân, tạo ra một hình tượng mà ta muốn mọi người nghĩ về ta như thế, thì cũng tức là, chúng ta đã đeo lên một chiếc mặt nạ.
Dần dần, mọi người bắt đầu để ý đến hình ảnh của mình trên mạng, để ý đến suy nghĩ của người khác về mình nhiều hơn là quan tâm đến cuộc sống thực tại. Dần dần, họ học được cách giả vờ trên mạng xã hội, tỏ ra mình là người biết thưởng thức, có thật nhiều tài lẻ, và quen biết rộng khắp.
8h tối, An đi bộ nhanh trên máy tập ở phòng gym được 10 phút, chụp hình với cái gương mất 15 phút, chỉnh sửa cái hình hết 30 phút, sau đó đăng lên Instagram: “Cảm giác tập đến ướt đẫm mồ hôi thật sảng khoái.” Mà thật ra đó là lần duy nhất An tới phòng gym trong tháng này.
3h sáng, Trang nằm trên giường đăng Facebook: “Lại tăng ca đến tận bây giờ mới nghỉ. Cô gái, tất cả những nỗ lực của em đều là vì chính bản thân mình.” Kèm theo đó là một bức hình cảnh đêm chụp lúc tăng ca. Mà trên thực tế, cô ấy đã về tới nhà từ hai tiếng trước rồi.
Bạn tôi ơi, bạn thể hiện mình là ông nọ bà kia trên mạng xã hội để làm gì, khi trong hiện thực bạn khó khăn vất vả hơn bất cứ ai. Mọi người nhìn thấy bạn trên mạng ăn sung mặc sướng, du lịch khắp nơi, tuy nhiên chỉ có mình bạn biết, trong đêm tối, bạn cô đơn đến nhường nào.
Trong “Đạo Đức kinh” có viết: “Ngũ sắc làm người ta mù mắt; ngũ âm làm người ta điếc tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi.” Cũng tức là muốn nói, khi bạn cố ý tạo ra một cuộc sống “hơn người” trên mạng xã hội, bạn cũng đồng thời từng bước từng bước che kín cảm quan và làm tê liệt cảm xúc của mình.
Những người thực sự nỗ lực, thực sự muốn thay đổi, trước nay luôn âm thầm cố gắng, lặng lẽ bỏ công bỏ sức. Họ sẽ không lớn tiếng hô khẩu hiệu, không tuyên bố này kia trên mạng, từ từ lần lượt thực hiện kế hoạch của mình, dần dần biến bản thân thành một người ưu tú hơn. Bởi vì họ biết, khẩu hiệu thì ai cũng hô được, tuy nhiên chỉ người thực sự nỗ lực mới có thể thành công.
Tạm kết
Xét cho cùng, mạng xã hội chỉ là một công cụ truyền tin, cuộc sống mới là sân khấu thực sự của chúng ta. Vậy nên, những người thực sự yêu cuộc sống sẽ không để mạng xã hội trói buộc bản thân, mà sẽ sống hết mình trong hiện thực.
Đối với họ mà nói, công việc và cuộc sống thực tế quan trọng hơn nhiều mấy thứ mạng xã hội hư ảo. Họ tha thiết yêu cuộc sống, cho nên sẽ không lên mạng cảm khái năm tháng bình yên, mà sẽ thực sự yêu lấy cuộc sống đầy cay đắng ngọt bùi này.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.