Người mẫu Úc bị bắt giữ và dọa phạt tù 5 năm chỉ vì mang theo thuốc kê toa
Nữ du khách 25 tuổi bị thẩm vấn trong suốt 14 tiếng và cáo buộc các luật sư 'tham nhũng' cùng một số sĩ quan vòi vĩnh khoản tiền gần 40.000 đô mới chịu thả người, nếu không sẽ phải đối mặt án tù 5 năm.
Du khách người Úc nói rằng cô bị bắt và giam giữ ở Bali, Indonesia vì mang theo thuốc kê toa. Sau đó, du khách này còn cáo buộc bị vòi vĩnh gần 40.000 USD để được tại ngoại.
Người mẫu Instagram Tori Ann Lyla Hunter bị dọa bỏ tù khi tới Indonesia vì bị phát hiện mang theo thuốc kê toa
Theo Daily Mail, vụ việc xảy ra với người mẫu Instagram Tori Ann Lyla Hunter hôm 6/8 khi cô vừa đặt chân tới Bali, Indonesia. Hunter bị giam giữ 4 ngày sau khi nhân viên hải quan Malaysia phát hiện thuốc cấm trong hành lý của người mẫu này.
Nữ du khách 25 tuổi bị thẩm vấn trong suốt 14 tiếng và cáo buộc các luật sư "tham nhũng" cùng một số sĩ quan vòi vĩnh khoản tiền gần 40.000 đô mới chịu thả người, nếu không sẽ phải đối mặt án tù 5 năm.
"Họ tìm kiếm thông tin về tôi trên mạng và phát hiện tôi là một người mẫu. Họ nghĩ rằng tôi mang theo nhiều tiền và đó là lý do tôi bị đòi hỏi một số tiền lớn để được trả tự do", Hunter cho biết.
Người mẫu Úc cho biết cô mang theo các loại thuốc gồm Dexamphetamine để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), Valium để chữa chứng lo lắng và giúp ngủ ngon, Seroquel để trị chứng trầm cảm liên quan tới rối loạn lưỡng cực.
Hunter cho hay cô còn mang theo một giấy chứng nhận y tế ghi rõ các loại thuốc, liều lượng và lý do cô cần dùng chúng. Nữ công dân Úc đã liên hệ tới đại sứ quán Úc ở Indonesia để xem các loại thuốc cô mang theo có thuộc danh mục cấm tại quốc gia Đông Nam Á hay không. Trước đó, cô được giới chức hải quan Indonesia thông báo các loại thuốc này thuộc "danh mục cấm hạng A" tại Indonesia.
"Hóa ra, danh mục thuốc cấm hạng A mà họ báo với tôi chỉ là hư cấu. Tôi đã liên hệ với đại sứ quán Úc và được thông báo rằng không hề có danh mục nào như vậy", Hunter chia sẻ.
Người mẫu Úc cho biết ông bà cô đã trả tiền để cô được trả tự do và quay về nước.
Theo cảnh báo của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) với công dân nước mình, hình phạt dành cho tội phạm mang theo chất cấm ở Indonesia là rất nặng, thậm chí có thể bị tử hình. Án phạt cho hành vi tàng trữ các chất như cần sa có thể bao gồm cả phạt tiền và ngồi tù.
Cảnh sát chú trọng kiểm tra việc sử dụng và tàng trữ chất cấm trên khắp Indonesia, nhất là tại các địa điểm nổi tiếng ở Bali và Jakarta.
Đặc biệt, một số loại thuốc kê toa hợp pháp ở Úc nhưng lại bị cấm tại Indonesia.
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.