Người Trung Quốc ở Úc: Kiếm 3,000 đô một tuần bằng nghề mua hàng thuê
Câu chuyện về nghề mua hàng thuê vẫn luôn là chủ đề nóng được cư dân mạng thường xuyên nhắc tới, đặc biệt là câu chuyện một sinh viên kiếm được 3000 đô mỗi tuần.
Cư dân mạng vẫn còn hoang mang khi nhắc lại câu chuyện một sinh viên đại học người Trung Quốc kiếm được 3000 đô mỗi tuần bằng cách bán vitamin/thực phẩm chức năng và sữa bột trẻ em cho người dân ở quê nhà. Và câu chuyện về nghề mua hàng thuê vẫn luôn là chủ đề nóng được cư dân mạng bàn tán sôi nổi.
Công việc bán hàng trực tuyến những sản phẩm của Úc như sữa bột trẻ em, vitamin và kem đa năng chiết xuất từ đu đủ cho người dân ở Trung Quốc đã trở thành cách dễ dàng để giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập.
Carol Lin kiếm được 3000 đô mỗi tuần ở Úc bằng cách bán vitamin và sữa bột trẻ em cho người dân ở Trung Quốc.
Carol Lin đã tới Sydney vào tháng Bảy năm 2015 và học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ ELS - theo nguồn tin của Business Insider.
Nguồn tin cho biết, cô đã nhận đặt hàng từ họ hàng và bạn bè thông qua WeChat - một ứng dụng nhắn tin văn bản và thoại của Trung Quốc, rồi sau đó đóng gói và gửi về cho họ.
Cô Lin cho biết, nếu thuận lợi thì trong một tuần cô có thể kiếm được từ 2000 - 3000 đô.
Ban đầu, mặt hàng cô bán là vitamin Swisse, với giá ở Úc là 17 đô. Còn giá cô bán trên mạng là 29 đô ở thời điểm đó.
Sữa bột hữu cơ dành cho trẻ em là mặt hàng được người dân Trung Quốc đặt thường xuyên. Ảnh: Nguồn cung cấp
Cô Lin cho biết mình còn bán sữa bột hiệu A2 Platinum và Bellamy’s Organic.
Cô cho biết hầu hết các sản phẩm của mình được mua từ Chemist Warehouse, nhưng việc xác minh nguồn gốc rất tốn thời gian.
"Đó là công việc rất vất vả và tốn thời gian, rất khó khăn nữa" - cô Lin cho biết.
Một người Trung Quốc khác cũng làm công việc tương tự là Rika Wenjing, một cô gái 24 tuổi tốt nghiệp đại học ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Wenjing tay xách hai túi đựng thức ăn sẵn cho trẻ sơ sinh, các loại vitamin và mỹ phẩm. Ảnh: BBC
Trong túi có thức ăn sẵn cho trẻ sơ sinh, các loại vitamin và kem dưỡng da mà Wenjing mua từ cửa hàng giảm giá rồi mang về Trung Quốc bán lại. Cô đã làm việc bán thời gian trong hai năm qua với vai trò Daigou (đại cấu), người tư vấn mua hàng thuê, theo BBC.
Wenjing lúc nào cũng dán mắt vào điện thoại và máy tính bảng. Sử dụng ứng dụng WeChat, cô xây dựng được mạng lưới 300 khách hàng, những người không ngại trả nhiều tiền hơn để mua được hàng hóa chất lượng tốt ở Australia.
"Lúc đầu tôi chỉ mua hộ bạn bè và dì sữa bột trẻ em hoặc vài thương hiệu nổi tiếng như bốt lông của hãng Ugg. Sau đó, tôi muốn xây dựng một trang thông tin cung cấp nhiều sản phẩm hơn cho họ lựa chọn", Wenjing nói. "Tôi không chỉ muốn kiếm tiền mà còn muốn cung cấp hàng hóa tốt cho bạn bè".
Tại Australia ước tính có khoảng 40.000 Daigou, hầu hết đều là người Trung Quốc đại lục. Những người nhập cư trẻ tuổi hay sinh viên du học coi đây là cách kiếm tiền linh hoạt giúp trang trải tiền thuê nhà và học phí.
Trung tâm của dịch vụ mua hàng thuê nằm tại Sydney, thành phố có cộng đồng người Trung Quốc ngày càng tăng và thường xuyên có các tuyến bay thẳng với Trung Quốc, khiến việc kinh doanh nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc thắt chặt các quy định về mua sắm trực tuyến qua biên giới nhưng số người mua hộ vẫn không giảm vì nhu cầu mua sắm vẫn tiếp tục tăng lên, đặc biệt là với sản phẩm sữa công thức trẻ em, thức uống được gọi là "vàng trắng".
Năm 2008, ít nhất 6 trẻ tử vong và khoảng 300.000 trẻ nhập viện ở Trung Quốc sau khi uống phải sữa nhiễm melamine, một hóa chất sử dụng trong công nghiệp sản xuất nhựa và chất kết dính. Kể từ đó, sữa nhập khẩu càng trở nên cao giá bởi nhu cầu và ý thức bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp trung lưu giàu có tại Trung Quốc tăng cao.
"Không ai mua nổi sữa công thức chất lượng tốt hoặc đáng tin cậy ở Trung Quốc. Vì thế họ muốn mua của Australia. Có thể giá sẽ cao hơn nhưng họ không quan trọng chuyện giá cả mà chỉ quan tâm đến chất lượng", Wenjing giải thích.
Bob Sun bên lô hàng sắp chuyển về Trung Quốc. Ảnh: Bob Sun
Cuối năm ngoái, nhu cầu sữa công thức ở Trung Quốc đạt đỉnh khi số lượng Daigou mua sữa công thức tăng đột biến. Các kệ bán sữa trống không khiến người bản địa không có sữa để mua còn truyền thông Australia lên tiếng chỉ trích.
Tại các quốc gia châu Âu, Daigou thường mua hộ các mặt hàng đắt đỏ như túi xách Gucci về Trung Quốc nhưng tại Australia, việc buôn bán thường xoay quanh các vật dụng hàng ngày như thực phẩm, mỹ phẩm, rượu vang và quần áo.
"Có những Daigou nhỏ như một bà mẹ ở nhà kinh doanh và gửi hàng tới Trung Quốc. Cũng có những Daigou lớn hơn, tự mở cửa hàng và mở rộng kinh doanh", Benjamin Sun, đồng sáng lập của Think China, một công ty tiếp thị kỹ thuật số ở Sydney cho biết.
"Một số Daigou tự lập mạng lưới hậu cần riêng, trang web thương mại điện tử riêng và phân phối chính thức sản phẩm. Đây là việc kinh doanh lòng tin mà đó là những gì Daigou đang làm, xây dựng lòng tin với khách hàng. Họ kinh doanh nhỏ nhưng số lượng lớn. Nếu gộp tất cả lại, đây sẽ là việc kinh doanh khổng lồ".
Daigou thường tính phí cao hơn 50% so với giá bán lẻ tại Australia. Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẵn lòng mua vì cho dù có phải chịu thêm phí vận chuyển, họ vẫn phải trả ít tiền hơn so với mua cùng loại sản phẩm ở các cửa hàng tại Trung Quốc.
Nghề mua hàng hộ cũng có thách thức riêng. Người mua hộ phải thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm mà họ mua được là chính hãng, không phải hàng giả và đến từ nhà cung cấp đáng tin cậy. Người mua hộ thường phát cảnh quay trực tuyến chuyến mua sắm trong siêu thị và những nơi bán mỹ phẩm để chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Tại Yagoona, ngoại ô Sydney, Bob Sun, một sinh viên người thành phố Đại Liên, phía bắc Trung Quốc, đang học kế toán ở đại học Macquarie, thuê một nhà kho cùng với ba người bạn đồng hương để mở rộng kinh doanh.
Họ đóng gói các sản phẩm mà hầu hết là sữa bột, vitamin và kem dưỡng da kèm tạp chí Australia để chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
"Tiền lời từ việc làm Daigou tương đương so với những công việc khác như làm thêm trong nhà hàng. Lợi nhuận đủ trả tiền thuê nhà mà việc này lại rất dễ làm", cậu sinh viên 24 tuổi cho biết.
"Lý do lớn nhất để tôi chọn làm Daigou là không phải tới làm cố định ở công ty hoặc nhà hàng, thời gian rất linh động".
Kho hàng đầy vitamin, kem dưỡng da và sữa bột của Bob Sun và ba người bạn. Ảnh: Bob Sun
Những người làm nghề xuất khẩu tự do này đã tạo ra hàng nghìn tuyến giao dịch lớn nhỏ tới Trung Quốc, một thị trường rất khó xâm nhập với một số công ty Australia và New Zealand. Giờ đây, ngày càng nhiều công ty hợp tác với Daigou để tận dụng mạng lưới bán hàng và kinh nghiệm của họ.
"Chúng tôi cho rằng Daigou có lợi cho cả hai nền kinh tế và cho cả việc kinh doanh của chúng tôi", Peter Nathan, giám đốc điều hành của A2 Milk, một nhà máy sản xuất sữa bột trẻ em New Zealand có chi nhánh tại Australia nhận xét.
Theo: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.