Người Úc thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa tuổi tác và mang thai
Nghiên cứu của Đại học Flinder tiết lộ nhiều người Úc nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để mang thai hơn trong thực tế và nhiều người đánh giá quá cao hiệu quả của IVF (thụ tinh nhân tạo) trong việc sinh ra một đứa bé.
Trong nhiều năm nay trở lại đây, người Úc thường tập trung vào sự nghiệp và việc học hành, lùi thời gian lập gia dình khi họ đến tuổi 30.
Thế nhưng điều mà nhiều phụ nữ và nam giới Úc không nhận ra là ở tuổi 30, khả năng sinh sản của phụ nữ đã suy giảm.
Rachel Altman cũng giống như bao phụ nữ khác, mong muốn lập gia đình và có những đứa con của riêng mình.
Cô nói rằng đó là ước mong về cuộc sống tương lai của cô sau khi học trung học.
"Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi học đại học, bắt đầu tìm kiếm công việc, có một số thành công nhất định, gặp một người đàn ông tuyệt vời, có con với anh ấy, rồi tiếp tục sự nghiệp của mình. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ có tất cả".
Khi gần 30 tuổi, cô Altman cưới chồng, họ mua một ngôi nhà và quyết định sinh con.
Sau chín tháng cố gắng, cô đã có thai, nhưng cô lại mang thai ngoài tử cung và mất đi đứa bé.
Các bác sĩ cho biết với sức khỏe của cô, chỉ có thể sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Cô Altman sau đó đã thử các phương pháp thụ tinh nhân tạo I-V-F nhiều năm mà không vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
Cô chia sẻ việc không thể có con như sét đánh ngang tai và cô không thể chấp nhận được thông tin này.
"Thật đau lòng, chắc chắn rồi, tôi từng vẽ ra và lên kế hoạch cho cuộc đời mình, kỳ vọng mình sẽ có mọi thứ. Bây giờ tôi phải ngẫm nghĩ về cuộc sống của mình một lần nữa. Bởi vì có con, có một gia đình là một phần để chúng ta tiếp tục duy trì cuộc sống của mình cho thế hệ mai sau. Điều này không chỉ có nghĩa là tôi sẽ không thể có con, điều này không chỉ có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ có những đứa cháu.
Câu chuyện buồn của cô Altman là câu chuyện chung, ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Sau khi khảo sát hơn 380 đàn ông và phụ nữ không có con trong độ tuổi từ 18 đến 45, một nghiên cứu của Đại học Flinder đã phát hiện ra rằng họ đánh giá thái quá hiệu quả của việc thụ tinh nhân tạo và không nhận ra rằng tuổi tác có thể tác động tiêu cực đến khả năng mang thai của người phụ nữ.
Giáo sư Kelton Tremellen, làm việc tại khoa Hỗ trợ mang thai thuộc tại Đại học Flinder, là một trong những nhà nghiên cứu thực hiện phúc trình này. Ông cho biết nhiều cặp vợ chồng không nhận thức được việc mang thai ngoài 35 tuổi khó khăn như thế nào.
"Khi phụ nữ 35 tuổi, cô ấy sẽ mất gấp đôi thời gian để mang thai so với tuổi 30 và đến 40 tuổi, cô ấy sẽ mất gấp bốn lần thời gian."
Các tác giả của nghiên cứu này đang kêu gọi người phụ nữ Úc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc buồng trứng ở độ tuổi trẻ hơn để tìm hiểu về khả năng sinh sản của họ.
Mặc dù các chuyên gia đồng ý việc kiểm tra khá quan trọng, nhưng nhiều người nhận định việc này chỉ cung cấp một cái nhìn về một bức tranh lớn hơn.
Bác sĩ phụ khoa và bác sĩ sản khoa tại Brisbane, Gino Pecoraro nằm trong số này.
"Đây là một phần của bức tranh nhưng nó không cung cấp tất cả thông tin. Tất nhiên mọi người cần nhớ rằng phải mất ít nhất hai lần để mang thai và chúng ta cần phải xem xét cả yếu tố nam giới nữa."
Phúc trình cho thấy rằng nhiều người đàn ông và phụ nữ nghĩ rằng trì hoãn việc bắt đầu một gia đình cho đến khi bước vào tuổi 30 là một lựa chọn khả thi.
Thế nhưng sau khi nhận thức được khả năng sinh sản giảm theo tuổi tác, 74% phụ nữ được khảo sát cho biết họ sẽ đánh giá lại kế hoạch mang thai của mình.
Thật không may cho cô Altman, việc này không còn là một lựa chọn nữa.
Nhìn lại những gì đã trải qua, cô Altman nói rằng cô đã không nhận ra tác động thực sự của lão hóa đến khả năng sinh sản và sự cần thiết của việc canh ngày rụng trứng khi muốn mang thai.
"Tôi thật sự từng cho rằng phụ nữ có nhiều thời gian để làm mọi thứ họ muốn làm . Tôi rõ ràng đã tự cao khi cho rằng mình vẫn còn cơ hội và thời gian để mang thai".
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.