Người Việt Nam làm thế nào để trở thành công dân Úc?
Nhiều người muốn trở thành công dân của Úc và đã có hơn 5 triệu người đã được cấp quốc tịch kể từ năm 1949.
Một bước quan trọng là buổi lễ mà mọi người tuyên thệ lòng trung thành với đất nước mới, cũng như chấp nhận quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân Úc.
Bà Ruby Fowdar là một nhân viên di trú, của Sở Di trú Úc có trụ sở tại Brisbane.
Bà cho biết điều kiện tiên quyết để được quốc tịch Úc là phải chắc chắn rằng, quí vị hội đủ các điều kiện để xin nhập tịch.
"Nhu cầu của di dân là đầu tiên trở thành thường trú nhân, ngay cả nếu quí vị ở Úc với một số visa như là du học hay làm việc, đó không được xem là một visa thường trú, vì vậy phải là thường trú nhân trước khi trở thành công dân Úc".
"Một khi trở thành thường trú nhân và phải sống ở Úc trong 4 năm, họ mới có đủ điều kiện trở thành công dân Úc", Ruby Fowdar.
Bộ Nội vụ Úc khuyến cáo các ứng viên, nên nạp đơn trên mạng, để được cứu xét nhanh hơn.
Theo ông Damien Kilner thuộc Chương trình Gia đình và Quốc tịch của Bộ nói trên, thì đối với hầu hết các ứng viên, thời gian trung bình để xin quốc tịch là 14 tháng.
Các ứng viên cũng phải qua được cuộc trắc nghiệm về quốc tịch, để cho thấy sự hiểu biết của họ về Úc và hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của một công dân.
"Việc nầy thực sự xét xem, quí vị có trình độ căn bản về Anh văn hay không? Quí vị có thể ngồi trước một máy điện toán và bắt đầu thi quốc tịch, việc đó tương đối là một tiến trình tương đối không khó và mất khoảng nửa tiếng đồng hồ để hoàn thành".
Kỳ thi trắc nghiệm về quốc tịch có 20 câu hỏi có nhiều lựa chọn, dựa trên một quyển sách nhỏ trên mạng có tên là "Quốc tịch Úc: Mối quan hệ chung", vốn cung cấp một cái nhìn chung về nước Úc, những niềm tin về dân chủ, các quyền hạn, về chính phủ và luật pháp.
"Mọi người mong đợi có cái nhìn các tài liệu đó trong lúc chuẩn bị và rồi đó họ có thể ngồi thi, một khi họ cảm thấy có thể trả lời cuộc trắc nghiệm đó".
Hầu hết mọi người đều qua được kỳ thi trắc nghiệm, với điểm số là 75 phần trăm.
Trong năm 2014 cho đến 2015, đã có 98,6 phần trăm những người dự thi qua được kỳ thi nói trên.
Thế nhưng mọi việc có thể gặp khó khăn hơn cho các công dân tương lai, với Bộ Nội vụ đề nghị cấm đoán tạm thời các ứng viên nào dự kỳ thi quốc tịch, sau nhiều lần bị rớt.
"Chính phủ cho biết một số thay đổi và một trong các thay đổi được xác định là 3 lần thất bại, quí vị sẽ có thời gian chờ đợi đến 2 năm để có thể trở lại để thi, thế nhưng việc đó tùy theo văn bản của luật pháp để thông qua".
Chính phủ hiện đề nghị là các ứng viên dự một kỳ thi trắc nghiệm Anh Ngữ riêng biệt, để chứng tỏ họ có một trình độ thông thạo về đọc, viết, nghe và nói, với trình độ tương đương với cuộc thi IELTS với mức độ 5.
Những người trên 60 tuổi, hay trẻ em dưới 16 và những người bị khuyết tật về thể xác hay tâm thần, không bị buộc phải dự kỳ thi như vậy.
"Vì vậy một số người sẽ tham dự kỳ thi như họ đang làm hiện nay, liên quan đến kết quả di trú để xin visa tay nghề hay visa du học, trong đó Anh ngữ là một đòi hỏi bó buộc liên quan đến việc cung cấp bằng chứng về khả năng của họ".
"Những gì mong đợi là khi có một số người trình diện tại buổi lễ, Hội đồng địa phương hay các nhân viên chúng tôi sẽ kiểm tra lý lịch của người tham dự, để chúng tôi có thể thỏa mãn khi biết được họ là ai. Vì vậy, đại đa số sẽ có một bằng lái xe hay sổ thông hành mang theo với họ", Damien Kilner.
Một thay đổi quan trọng khác có thể có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, là việc kéo dài thời gian cần có tư cách thường trú nhân, từ 1 đến 4 năm và việc nầy hãy còn chờ được thông qua tại Quốc hội.
"Vì vậy chính phủ thực hiện việc duyệt xét liên quan đến đến luật quốc tịch nói chung, vốn cấu thành căn bản của dự luật được đệ trình trước Quốc hội hồi năm rồi. Vì vậy ở giai đoạn nầy, chúng ta tiến hành trên căn bản là đạo luật hiện được bàn thảo ở Quốc hội và nếu được thông qua, nó sẽ là đề tài cho những gì được thông qua tại Quốc hội".
Một khi đơn xin nhập tịch được chấp thuận, các ứng viên được yêu cầu tham dự kỳ thi nhập tịch, để tuyên thệ trở thành công dân Úc.
Có hai văn bản áp dụng cho lời tuyên thệ, một cái có nhắc đến Thượng đế và văn bản kia thì không có.
"Đưa ra lời tuyền thệ là một phần trong cam kết trong giai đoạn cuối cùng, để chính thức trở thành một công dân Úc".
"Vì vậy đối với đa số, họ được yêu cầu đưa ra lời tuyên thệ và có thể cho thấy sự trung thành với nước Úc, cũng như chấp nhận trách nhiệm và quyền hạn của một công dân Úc".
"Nó cũng cho thấy dấu hiệu về cam kết của một người, đểtrở thành một thành viên tích cực trong xây dựng cộng đồng nữa", Damien Kilner.
Mỗi năm, có khoảng 100 ngàn người tham dự các buổi lễ nhập tịch trên khắp nước Úc
Hầu hết các buổi lễ nầy được các hội đồng địa phương tổ chức, thường kéo dài từ một đến hai giờ.
Việc nầy thường mất từ 3 đến 6 tháng cho các ứng viên, để được mời đến tham dự buổi lễ, một khi đơn xin nhập tịch được chấp thuận.
"Vị thị trưởng hay chủ tịch hội đồng địa phương là vị chủ tọa được yêu cầu đọc lời mở đầu, trong đó đặc biệt nói về đạo luật Quốc tịch, cung cấp mọi thông tin cho những người tham dự có mặt tại buổi lễ quốc tịch".
"Cũng có những lời chào mừng đến nước Úc và thông điệp của Tổng trưởng được đọc lên, quốc thiều được trỗi lên và rồi là một lời tuyên thệ của những người tham dự để được nhập tịch", Damien Kilner.
Bà Ruby Fowdar nghiên cứu và làm việc tại vùng nông thôn Queensland, trước khi được nhập tịch Úc.
"Tôi đã được quốc tịch Úc vào chính ngày Australia Day, tôi muốn sự kiện nầy diễn ra vào ngày 26 tháng giêng".
"Đó thực sự là một khoảnh khắc đầy hãnh diện, khi tôi được gọi tên và họ trao cho một chứng chỉ là công dân Úc thực sự, khi trờ thành một thành viên trong cộng đồng nước Úc như hiện nay", Ruby Fowdar.
Những người sẽ trở thành công dân Úc, sẽ mang theo các giấy tờ cá nhân khi tham dự lễ nhập tịch.
"Những gì mong đợi là khi có một số người trình diện tại buổi lễ, Hội đồng địa phương hay các nhân viên chúng tôi sẽ kiểm tra lý lịch của người tham dự, để chúng tôi có thể thỏa mãn khi biết được họ là ai. Vì vậy, đại đa số sẽ có một bằng lái xe hay sổ thông hành mang theo với họ", Damien Kilner.
Theo: SBS
Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.