Nhiễm độc sữa mẹ được hút ra từ máy hút sữa, bé sơ sinh mắc bệnh viêm màng não
Ai cũng biết sữa mẹ có vô vàn tác dụng bảo vệ bé khỏi nhiều loại vi trùng khác nhau thông qua những kháng thể trong sữa. Nhưng nếu việc vệ sinh máy hút sữa không được đảm bảo, nguồn dinh dưỡng quý giá này sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Kết quả, bé có thể bị bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
Trường hợp của bé gái dưới đây như tiếng chuông cảnh tỉnh các mẹ về việc chăm sóc con:
Năm 2017, một bé gái ở bang Pennsylvania (Mỹ) chào đời khi người mẹ mới được 29 tuần thai. Khoảng 3 tuần sau sinh, bé có những dấu hiệu mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
Xét nghiệm được tiến hành cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn Cronobacter Sakazakii trong dịch tủy của bé. Bệnh nhiễm trùng tiến triển nặng thêm và rốt cuộc cô bé được chẩn đoán mắc viêm màng não.
Tiến sĩ Anna Bowen là chuyên gia dịch tễ học y khoa của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cơ sở tại Atlanta. Tiến sĩ Bowen cho biết, mô não của bệnh nhi trên đã bị bệnh nhiễm trùng hủy hoại và vì thế, cô bé phải đối mặt với “sự trì hoãn nặng nề trong quá trình phát triển”.
Các nhà điều tra đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân khiến bệnh nhi mắc phải căn bệnh nhiễm trùng hiếm gặp trên. Được biết, mỗi năm ở Mỹ, chỉ có khoảng 4-6 ca viêm màng não do vi khuẩn Cronobacter Sakazakii.
Thông thường, dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn này ở trẻ sơ sinh có liên quan tới sữa công thức. Vậy nên, đây là điểm khởi đầu cuộc điều tra một cách tự nhiên. Nhưng em bé chưa hề dùng sữa công thức. Rốt cuộc, các điều tra viên đã phát hiện thấy dấu vết của sữa mẹ được hút bằng máy hút sữa. Bé gái dùng loại sữa đã bị nhiễm khuẩn này và mắc bệnh.
Tiến sĩ Bowen giải thích: “Chúng tôi đã truy tìm mọi con đường tiếp xúc với thực phẩm của bệnh nhi nói trên cũng như các tiếp xúc với môi trường, với thuốc. Cuối cùng, chúng tôi tìm thấy vi khuẩn Cronobacter trong máy hút sữa dùng tại nhà và các mẫu sữa được hút ra từ chiếc máy đó”. Không những thế, vi khuẩn Cronobacter còn được phát hiện thấy trong bồn rửa phòng bếp.
Thay vì đổ lỗi cho người mẹ, Tiến sĩ Bowen kêu gọi các bà mẹ khác hãy nâng cao nhận thức về quy tắc an toàn khi sử dụng máy hút sữa. “Cho con bú sữa mẹ thực sự là một trong những điều tuyệt vời nhất mà một người mẹ có thể làm cho sức khỏe cũng như sự phát triển của con mình. Chúng tôi hoan nghênh những bà mẹ hút sữa ra cho con bú khi bé không thể trực tiếp bú mẹ. Nhưng trường hợp này đã tác động sâu sắc tới chúng tôi, khiến chúng tôi phải đặt ra câu hỏi: Liệu các bà mẹ có nhận được chỉ dẫn cần thiết khi dùng máy hút sữa một cách an toàn cho sức khỏe con họ không”, Tiến sĩ Bowen bày tỏ.
Tiến sĩ Sharon Unger, bác sĩ nhi kiêm giám đốc y khoa ngân hàng sữa mẹ Toronto (Canada), lý giải, việc sữa mẹ được hút ra bị nhiễm khuẩn là hiện tượng khá phổ biến. Nhưng đây là lần đầu tiên, cô gặp trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn Cronobacter có liên quan tới sữa mẹ.
Trên thực tế, sữa mẹ về tự nhiên chứa nhiều loại vi khuẩn không gây nhiễm trùng ở những em bé sinh đủ ngày đủ tháng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một bé sinh non khác biệt ở chỗ, hệ miễn dịch của bé chưa thực sự phát triển hoàn thiện và vì thế, tăng nguy cơ bé mắc bệnh nhiễm trùng. Đó cũng có thể là trường hợp bệnh nhi kể trên.
Tiến sĩ Unger cho biết thêm: “Đây cũng là lý do luôn phải tiệt trùng sữa mẹ được hiến tặng để đảm bảo an toàn. Chúng ta không tiệt trùng sữa của người mẹ dành cho chính con cô ấy bú bởi chúng ta muốn em bé sẽ được làm quen với cùng loại vi khuẩn của người mẹ khi cô ấy cho con bú và thông qua da tiếp da giữa mẹ và bé”.
Đây là những hướng dẫn y tế được đưa ra cấp bách sau trường hợp bé nhiễm khuẩn Cronobacter, các mẹ xem cẩn trọng nha!
1. Tạo điều kiện tốt nhất để bé bú mẹ trực tiếp. Nếu bảo quản sữa mẹ, phải trữ đông và bảo quản theo đúng quy trình, thời lượng.
2. Với sữa công thức, chú ý pha đúng, pha đủ và bảo đảm quy trình vệ sinh kỹ lưỡng. Không tự ý pha nhiều sữa hơn hay nhiều nước hơn so với hướng dẫn trên bao bì mỗi loại sữa để tránh trẻ bị nhiễm độc.
3. Dù là cho bé bú mẹ hay sữa công thức, phải luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé bú. Nước dùng để pha sữa cũng phải đảm bảo là nước nóng vừa để nguội chứ không phải nước sôi để qua ngày.
4. Các tổ chức y tế cũng khuyên các bậc cha mẹ nên cho bé uống hết sữa trong vòng 2 tiếng kể từ lúc pha hoặc vắt. Không vì tiếc sữa thừa còn lại mà để bé lâm vào tình trạng nguy hiểm. Nếu muốn trữ sữa, phải để sữa vào tủ lạnh và bảo quản trong vòng 24 giờ.
Một số gợi ý vệ sinh máy hút sữa:
– Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng máy hút sữa, lau phía ngoài máy hút sữa bằng các loại khăn đã được khử trùng.
– Tháo rời các bộ phận của máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng và rửa chúng thật sạch dưới vòi nước chảy. Không đặt chúng trực tiếp vào bồn rửa.
– Ngay sau khi vắt sữa, lau chùi máy hút sữa bằng nước nóng pha xà bông. Sử dụng bàn chải dành riêng cho việc vệ sinh máy hút sữa.
– Lau chùi, kỳ cọ các bộ phận máy hút sữa thật kỹ.
– Phơi khô các bộ phận của máy. Không sử dụng khăn tắm để lau bởi bản thân khăn tắm chứa vi khuẩn.
– Làm sạch và phơi khô bàn chải dùng để vệ sinh máy hút sữa.
– Để các bộ phận của máy hút sữa ở nơi khô ráo, sạch sẽ sau khi chúng đã khô hoàn toàn.
– Bảo quản lạnh sữa ngay sau khi hút ra.
– Lau sạch bồn rửa bạn dùng để vệ sinh máy hút sữa.
– Nếu bạn đang dùng máy rửa chén bát để vệ sinh máy hút sữa, chọn chế độ rửa bằng nước nóng, hong khô bằng nhiệt hoặc chế độ tiệt trùng.
Ngoài những gợi ý trên, hãy thường xuyên kiểm tra máy hút sữa để xem nó có bị bám bụi bẩn, bị mốc ở những vị trí khó nhìn thấy không. Ví dụ: trong ống hút và gioăng ở van. Nếu phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu mốc hay bụi bẩn nào, hãy xem xét việc thay thế những bộ phận đó.
Trường hợp một người khác, không phải bạn, ví dụ chồng bạn hoặc người giúp việc, hỗ trợ bạn làm vệ sinh máy hút sữa, hãy hướng dẫn họ cụ thể các quy tắc vệ sinh trên.
Nguồn: Dkn.tv
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.