RSS

Nɦữпɢ ảпɦ ɦưởпɢ ƙɦôпɢ łốł ɱà łɦɑi пɦi có łɦể ɢặρ ρɦải ƙɦi ɱẹ ɓầᴜ có пɦóɱ ɱáᴜ O

13:52 24/03/2022

Pɦụ пữ sắρ làɱ ɱẹ łɦườпɢ làɱ пɦữпɢ ɢì ɱà ɦọ cɦo là łốł пɦấł cɦo ɓé ᵭɑпɢ lớп lêп łừпɢ пɢày łɾoпɢ ɓụпɢ. Nɦưпɢ ʋới пɦữпɢ "ɱácɦ ɓảo" ʋà qᴜɑп ᵭiểɱ ƙɦác пɦɑᴜ łừ пɦiềᴜ пɢười xᴜпɢ qᴜɑпɦ ƙɦiếп các łɦɑi ρɦụ ɾấł ɗễ ɓị пɦiễᴜ łɦôпɢ łiп.

Đa phần, khi xác định các nguy cơ biến chứng thai kì có thể xảy ra, các mẹ bầu thường chú ý đến tiền sử bệnh lí của bản thân hay gia đình mình mà không chú ý đến nhóm máu mà mình đang mang. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, ngay cả nhóm máu cũng có thể là nguyên nhân đối với một số biến chứng thai kì nhất định, đặc biệt là nhóm máu O. 

Nếu mang nhóm máu này, các mẹ bầu cần tìm hiểu ngay những vấn đề thai kì của mình có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tiêu biểu nhất là căn bệnh vàng da ở trẻ.

bestie nhom mau o va benh vang da tre so sinh

Mẹ bầu nhóm máu O "từ chối'"các nhóm máu khác suốt thai kì, có thể dẫn đến phản ứng kháng nguyên với thai nhi không phải nhóm máu O.

Dorinda Dewanti, một bà mẹ người Indonesia, đã chia sẻ câu chuyện của mình liên quan đến nội dung như trên và nhận được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Trước đó, Dewanti không hề biết đến các vấn đề thai có thể phát sinh từ bất đồng nhóm máu mẹ con. Dori nhóm máu O, trong khi con trai của cô, Lantang lại mang nhóm máu B+. "Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận ra rằng bất đồng nhóm máu mẹ con có thể gây ra các vấn đề thai kì ở nhóm máu O, ví dụ như tăng mức độ bilirubin ở trẻ sơ sinh. Con trai tôi bị tăng bạch cầu máu đến 14 (chỉ mức độ nghiêm trọng của bệnh, được đo bằng 5 mg/dL. Thông thường, trẻ sơ sinh khởi phát vàng da có nồng độ bilirubin 5 mg/dl) và phải chiếu đèn trong nhiều ngày" - Dorinda Dewanti chia sẻ với The Asianparent Indonesia. Con trai của Dorinda đã mắc chứng vàng da mãi cho đến năm 14 tuổi, và phải trải qua những liệu trình chiếu đèn để điều trị. Nhưng rất may mắn, sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện, tình trạng của Lantang đã bắt đầu cải thiện tốt hơn.

bestie nhom mau o va benh vang da tre so sinh

Chiếu đèn là một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Toto Wisnu Hendrarto (Bác sĩ chuyên khoa nhi - Chủ tịch Hội nhi khoa Indonesia) cho biết: "Sự khác biệt nhóm máu giữa thai nhi và mẹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ billirubin ở trẻ sơ sinh. Điều này cũng có nghĩa rằng, các mẹ bầu mang nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao sinh ra các bé bị vàng da cấp tính".

Chúng ta đều biết rằng, nhóm máu O thường không tương thích với các nhóm máu còn lại. Và sự "bất hợp tác" này đã thể hiện rõ nét khi một người phụ nữ mang nhóm máu O mang bầu. Vì trong suốt thai kì, các mẹ bầu mang nhóm máu O sẽ từ chối các nhóm máu còn lại. Điều này có thể dẫn đến phản ứng kháng nguyên với thai nhi mang nhóm máu khác, dẫn đến tăng nồng độ bilirubin ở trẻ sơ sinh, và gây ra chứng vàng da như đã nói ở trên.

Cũng theo bác sĩ nhi khoa Toto Wisnu Hendrarto, trong suốt thai kì, máu của mẹ đã chuyển các dinh dưỡng và oxy tới thai nhi thông qua dây rốn. Nếu mẹ và bé khác nhóm máu, máu của thai phụ sẽ hình thành các kháng thể trung hòa nhóm máu của thai nhi, dẫn đến phản ứng kháng nguyên. Tình trạng này phá hủy hồng cầu của thai nhi, dẫn đến chứng bệnh vàng da.

bestie nhom mau o va benh vang da tre so sinh

Biết trước nhóm máu có thể giúp mẹ kiểm soát được những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai, đặc biệt là các mẹ mang nhóm máu O...

Qua câu chuyện của Dorinda Dewanti, bác sĩ nhi khoa Toto Wisnu Hendrarto khuyên các bà mẹ rằng, các chị em nên tìm hiểu kĩ về nhóm máu của mình trước khi mang thai. Rất nhiều mẹ bầu vẫn còn chưa biết mình mang nhóm máu gì và điều này là việc không nên chút nào. Biết trước nhóm máu có thể giúp mẹ kiểm soát được những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai, đặc biệt là các mẹ mang nhóm máu O. Vì nếu không được điều trị đúng cách, vàng da ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gián đoạn vĩnh viễn hệ thống thần kinh não bộ.

Điều không nên làm:

Theo bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH), một số phương pháp điều trị thông thường sẽ không có hiệu quả bao gồm:

- Cung cấp nước hoặc glucose cho trẻ: Điều này không làm giảm tình trạng vàng da và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của bé.

- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Theo NUH, ánh nắng mặt trời không làm giảm vàng da. Trong thực tế, trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể bị bỏng hoặc mất nước.

Điều nên làm:

- Những lời khuyên dành cho cha mẹ có trẻ bị vàng da do bất đồng nhóm máu: Nếu người mẹ có nhóm máu O mang thai và sinh ra con mang nhóm máu khác, hãy kiểm tra thêm thông tin, đừng vội đưa trẻ về nhà sau khi chào đời. 

- Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ ngay lập tức nếu con gặp các vấn đề sau: Tình trạng vàng da phát triển trong hai ngày đầu sau sinh; Vàng da lan nhanh về vùng dưới bụng và chân; Dấu hiệu của vàng da vẫn tồn tại sau 14 ngày kể từ khi bé chào đời; Gặp khó khăn khi bú mẹ, đại - tiểu tiện bất thường và xuất hiện vàng da; Phân của trẻ màu kem hoặc phấn trắng, nước tiểu sẫm màu và vàng da dai dẳng sau 14 ngày chào đời.

Đặc biệt, với những mẹ bầu có nhóm máu O mang thai em bé mang nhóm máu khác, mẹ nên kiểm tra kĩ lưỡng sau khi sinh, và nên ở lại viện một vài ngày bởi vì thông thường, chứng bệnh vàng da trong trường hợp này thường xuất hiện sau 3 ngày kể từ khi bé chào đời.

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Pɦɑ Sữɑ Côпɢ Tɦức Cɦo Coп: Cɦo Nước Tɾước Hɑy Đổ Bộł Sữɑ Tɾước?

Tɦeo lời ƙể củɑ ɓác sĩ пɦi ɾằпɢ ôпɢ ƙɦá ɓấł пɢờ ƙɦi пɦiềᴜ ɓà ɱẹ łɦườпɢ пɦầɱ lẫп ɢiữɑ ɦɑi ʋiệc: cɦo пước łɾước ɦɑy ᵭổ ɓộł sữɑ łɾước?