Những cái kết vui buồn chuyện yêu xa của du học sinh
“Người ta” đi du học nghĩa là sẽ phải chia xa trong một khoảng thời gian dài. Sự xa cách về không gian và thời gian là một “chướng ngại vật” lớn của tình yêu mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
Giữ chân cho bằng được
Huy mang trong mình giấc mơ du học đã rất lâu với bao hoài bão cho sự nghiệp sau này. Huy đã chia sẻ điều này với Mai Anh và nhận được sự ủng hộ, khích lệ rất nhiều. Huy thấy an lòng khi bên mình luôn có một người ủng hộ và sẻ chia mọi thứ.
Sau tất cả những nỗ lực, Huy nhận học bổng của một trường thiết kế bên Singapore và hăm hở chuẩn bị lên đường. Mai Anh bỗng nhiên đổi ý. Cô khóc lóc đòi Huy ở lại. Huy cũng hiểu Mai Anh và cố dỗ dành cô. Nhưng càng lúc cô càng làm già. Khóc lóc không được thì đập phá, quăng va-li của Huy. Nói thế nào cô cũng không nghe. Thậm chí cô còn dọa uống thuốc ngủ tự tử. Huy không thể hiểu nổi sao người yêu mình lại thay đổi nhanh như vậy?
Tình sơ cua
Không như Mai Anh,Liên (cấp 3 K-HN) rất bình thản đối diện với sự xa cách này. Hai người thống nhất với nhau sẽ luôn giữ liên lạc để không cảm thấy xa nhau. Tiễn người yêu đi du học hôm trước, thì hôm sau đã thấy nàng “đong” mấy anh làm “tình sơ cua”, chứ quyết tâm không làm “hòn Vọng Phu”. Thế nhưng nàng vẫn giữ liên lạc đều đặn với chàng như không có chuyện gì xảy ra.
Người phụ nữ Việt “vạch trần” cuộc sống du học sinh ở Tây không như là mơ
Chàng theo đâu, nàng theo đó
Cô nàng Giang Anh (chuyên Anh-HN) thì lại “hành động” kiểu khác. Kiên đi Anh du học, nàng cũng làm hồ sơ để cùng chàng vi vu. Vừa là đi du học, vừa là đi để “quản lý” người yêu.
Việc cho Giang Anh đi du học thực sự là một khó khăn lớn của gia đình. Nhưng cô con gái cứ nằng nặc đòi đi với lý do: “Con muốn đi học. Chả nhẽ bố mẹ cũng không cho?”. Khóc lóc, ăn vạ đủ trò. Ba mẹ cũng chiều con gái nên cắn răng thế chấp nhà và vay tiền cho con đi.
Đợi chờ là một hạnh phúc
“Có lẽ trong tình yêu, đợi chờ và được đợi chờ cũng là một hạnh phúc đấy!” – Hoa đã nói như vậy để lí giải việc nàng đợi người yêu mình 3 năm nay.
“Anh ấy đi mình khóc cũng nhiều lắm. Nhớ vô cùng! Nhiều lúc tủi thân lắm. Nhưng cứ nghĩ anh ấy xa nhà còn buồn hơn mình nên mình lại dịu bớt. Mình tìm nhiều việc làm để khỏa lấp đi khoảng thời gian buồn vì vắng anh ấy. Cả hai luôn giữ liên lạc để không thấy xa nhau.”
Cái kết cho những sự lựa chọn
Làm mình làm mẩy như Mai Anh khiến Huy và gia đình anh thấy rất khó chịu. Huy tức tốc xách va-li đi thẳng và nhờ chuyển cho Mai Anh một bức thư ngắn gọn: “Nếu thực sự em không thể là người hiểu và chia sẻ cuộc sống với anh, thì có lẽ ta nên dừng mọi chuyện ở đây.” Và chuyện tình đi đến hồi kết.
Liên thì cậy chàng ở xa nên đinh ninh chàng chẳng hay biết. Nhưng một lần bạn chàng thấy Liên đang ôm eo “một thằng khác” trên đường thì báo cho bạn mình biết. Lúc đầu người yêu Liên không tin, nhưng càng về sau càng nhiều người nói và lại có ảnh chụp kèm thì cuộc tình cũng chung số phận.
Bên nhau hơn một năm thì cả Giang Anh và Kiên đều thấy “nhàm”. Áp lực học hành, thi cử… nên sinh ra cáu bẳn và hay to tiếng. Gần mới thấy không thể chấp nhận được ở nhau quá nhiều điểm. Kiên mải chơi rồi bị trục xuất về nước do không đảm bảo kết quả học tập. Còn lại Giang Anh thui thủi một mình. Cô thấy giận mình khi nghĩ đến chuyện ba mẹ giờ này đang còng lưng làm trả nợ .
Cứ yêu thật lòng như Hoa thì dù xa mấy tình yêu vẫn luôn được gìn giữ. Sau 3 năm người yêu Hoa về nước nghỉ hè, còn gì hạnh phúc hơn khi thấy người yêu mình vẫn một lòng với mình như vậy?
Teens thấy đấy, yêu luôn đi cũng sự sẻ chia, sự trân trọng và niềm tin ở nhau. Hãy nghĩ cho cả người bạn yêu, cho những người quanh bạn, chứ đừng nghĩ cho riêng mình thôi.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.