RSS

Những thực phẩm giúp bạn giảm 90% nguyên nhân gây ung thư

17:00 05/01/2020

Theo nghiên cứu từ ĐH Stony Brook (New York), chúng ta có thể giảm 90% nguyên nhân gây ung thư bằng chế độ ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là những loại thức ăn, đồ uống giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư.

1. Táo

Ăn một quả táo mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh. Theo trang web "Prevent Cancer" (phòng chống ung thư), táo rất giàu chất chống oxy hóa (chất bảo vệ hàng tỷ tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do) - giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi và ung thư kết trực tràng. Ngoài ra, những hợp chất tự nhiên có sẵn trong loại quả này (bao gồm hợp chất quercetin) có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư vú.

2. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu Pinto, đậu tây và đậu đỏ… là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa đặc biệt, chúng giàu chất xơ và có chứa chất inositol hexaphosphate (IP6) – loại chất đang được nghiên cứu về khả năng phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, các loại đậu còn làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú, ung thư kết trực tràng, ung thư dạ dày và tuyến tiền liệt.

3. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng, đặc biệt việt quất, là nguồn cung cấp chất chyển hóa trung gian flavonoid và các chất chống oxy hóa, giúp loại thải các gốc tự do gây hại cho tế bào trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân ung thư vú, việt quất hỗ trợ đẩy mạnh tác dụng tích cực của thuốc tamoxifen (một loại thuốc điều trị ung thư vú).

4. Các loại rau, củ, quả có chứa carotenoid

Carotenoid là chất giúp tạo màu tự nhiên cho các loại trái cây và rau củ. Những loại rau, củ, quả có chứa nhiều carotenoid bao gồm cà rốt, khoai lang, các loại rau có màu xanh thẫm, cà chua, xoài, mơ, mận. Tất cả các chất carotenoid đều là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người - có nồng độ carotenoid cao trong máu - có ít nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hơn. Đồng thời, carotenoid còn ngăn ngừa nguy cơ ung thư da và tuyến tiền liệt, cũng như ung thư miệng và thực quản.

5. Ớt Cayenne

Ớt Cayenne và các loại ớt cay khác có chứa hợp chất capsaicin - hợp chất tạo vị cay cho ớt. Capsaicin có khả năng chống lại và tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư. Các nghiên cứu về capsaicin cho thấy hợp chất này có hiệu quả trong việc điều trị ung thư ruột, ung thư kết trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt.

6. Cà phê

Nghiên cứu về hiệu quả của cà phê trong ngăn ngừa ung thư cho ra các kết quả khác nhau. Năm 2015, nghiên cứu của trường Đại học Lund (Thụy Điển) đã chỉ ra rằng những người uống trên 2 cốc cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn hay giảm đi một nửa nguy cơ tái phát ung thư với những bệnh nhân đã điều trị bằng tamoxifen. Tuy nhiên, các báo cáo khác cho biết cà phê ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí là bệnh ung thư của họ.

7. Các loại cải (súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải xoăn)

Các loại cải như súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải xoăn có chứa chất glucosinolate (bao gồm hợp chất indole và isothiocyanate) - hợp chất này cản trở sự phát triển của ung thư. Một nghiên cứu 5.000 bệnh nhân ung thư vú ở Trung Quốc cho thấy những người ăn nhiều rau cải kéo dài tuổi thọ hơn, đồng thời giảm nguy cơ tái phát ung thư.

8. Thì là Ai Cập

Bột thì là Ai Cập là thứ gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực ở Trung Đông và Châu Á. Thì là Ai Cập thuộc họ mùi tây (cùng với rau mùi và thì là), có chứa nhiều hợp chất tự nhiên giúp kháng viêm và ngăn ngừa ung thư. Gia vị màu vàng này cũng có thể được thêm vào món hầm cùng với cà ri, ớt hay được sử dụng như một chất phụ gia khác.

9. Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn ít nhất 25 gam chất xơ mỗi ngày từ các thực phẩm như đậu, cám bột, ngũ cốc nguyên cám, mận, các loại trái cây và rau củ khác có thể giúp phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư kết trực tràng bởi chất xơ hỗ trợ loại thải các chất gây ung thư ra khỏi ruột nhanh hơn. Cám bột có thể làm giảm lượng estrogen trong máu của phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, đồng thời cũng giảm thiểu nguy cơ ung thư vú.

10. Hạt lanh

Sử dụng dầu hạt lanh để nấu nướng, trộn salad hay hòa vào ngũ cốc giúp làm chậm quá trình phát triển của ung thư bởi trong hạt lanh có chứa hợp chất lignin – một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể.

11. Tỏi

Tỏi là một thực phẩm có khả năng chống ung thư cực mạnh. Các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của tỏi trong việc ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư ở hệ thống tiêu hóa như dạ dày và ruột, cũng như làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tỏi giúp tiêu diệt các chất gây ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và "sửa chữa" các đột biến trong ADN.

12. Gừng

Gừng là một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp giảm thiểu các gốc tự do trong cơ thể và có đặc tính chống các khối u. Một nghiên cứu gần đây của tạp chí khoa học Plos One phát hiện ra một hợp chất trong gừng có tên 6-shogaol có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú (mà không gây hại cho các tế bào lành) khi gừng được phơi khô và nấu chín. Bên cạnh đó, chất chiết xuất từ gốc gừng được nghiên cứu là có tác dụng giảm ung thư tuyến tiền liệt ở chuột.

13. Trà xanh

Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của trà xanh với ung thư rất khả quan, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn cho giả thuyết trà xanh có thể ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư ở Châu Á – nơi tiêu thụ lượng trà xanh lớn – thấp hơn các khu vực khác rất nhiều. Trong trà xanh có chứa polyphenol – bao gồm epigallocatechin gallate (EGCG) – là một chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư.

14. Các loai rau xanh

Rau bina, rau cải, rau diếp và cải búp là một số loại rau xanh có chứa hàm lượng lớn chất carotenoid - bao gồm lutein và zeaxanthin cũng như saponin và flavonoid - giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Các nghiên cứu đã cho thấy chất carotenoid ở rau xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư vú, ung thư phổi, da và dạ dày.

15. Chất béo không bão hòa

Các chất béo được tìm thấy trong thịt, các sản phẩm bơ sữa và các chất béo từ bánh ngọt và bánh quy đều làm tăng nguy cơ ung thư hơn so với các chất béo không bão hòa đơn (tìm thấy trong dầu ô liu, các loại dầu được chiết xuất từ các loại hạt và bơ) và các chất béo không bão hòa đa (trong các loại dầu chiết xuất từ rau củ).

16. Hành tây

Thành phần chủ yếu của hành tây là flavonoid – một hợp chất bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Flavonoid - một trong những nhóm dinh dưỡng lớn nhất của con người – bao gồm nhóm chất chuyển hóa thực vật với khả năng chống oxy hóa cực mạnh.

17. Lá thơm Oregano

Đây là một loại lá thơm màu xanh, chứa nhiều quercetin phytochemical – giúp làm chậm quá trình phát triển của ung thư và tiêu diệt các tế bào ung thư.

18. Mùi tây

Mùi tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp kháng viêm, chống nấm, chống vi-rút và đột biến. Thành phần chủ yếu trong mùi tây là apigenin – một loại flavonoid được tìm thấy trong cần tây, bạc hà, xạ hương, trà hoa cúc chamomile – có tác dụng ức chế sự phát triển, rút ngắn "tuổi thọ" của các tế bào ung thư.

19. Ớt chuông

Ớt chuông có hàm lượng cao flavonoid và carotenoid (có tác dụng ngăn ngừa ung thư). Lycopene – chất chống oxy hóa tự nhiên lớn nhất được tìm thấy trong cà chua (hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt) – cũng có trong loại ớt chuông này.

20. Quả lựu

Nước ép lựu được biết đến có chứa các chất chống oxy hóa cao. Theo một nghiên cứu của Mỹ, thứ trái cây có màu sắc đỏ tươi này cũng chứa ellagitannin – một hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế các tế bào ung thư được sản sinh bởi lượng estrogen.

21. Nho đỏ

Resveratrol - được tìm thấy trong vỏ của nho đỏ, lựu, lạc và cacao thô – có tác dụng chống lại các chất gây ung thư, kháng viêm và chống oxy hóa. Nó cũng được xem như một liệu pháp hiệu quả trong phòng chống và điều trị ung thư. Trong các giống nho, nho muscadine có chứa hàm lượng resveratrol cao nhất.

22. Rượu vang đỏ

Mặc dù uống rượu nhiều có thể dẫn đến ung thư, nhưng một lượng rượu vang đỏ (2 – 3 ly mỗi tuần) đem lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe bởi vì trong rượu vang đỏ có chứa hàm lượng cao polyphenol – chất chống oxy hóa, đặc biệt là chất resveratrol tan rất tốt trong rượu. Uống rượu vang đỏ ở một mức độ vừa phải sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

23. Cá hồi và các loại dầu cá

Cá hồi, cá mòi, cá hồi vân và cá thu là các loại cá béo có tác dụng ức chế ung thư. Những loại cá này giàu chất béo omega-3 giúp ngăn cản sự hình thành máu đông, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và tiêu viêm. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn sử dụng các loại dầu cá, chúng cũng có một số tác dụng tương tự.

24. Đậu nành

Các sản phẩm đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu ung thư tại Anh cho thấy những phụ nữ có chế độ ăn đậu nành cao thì lượng mô tập trung ở vùng ngực ít (lượng mô tập trung dày đặc ở ngực gây nguy cơ ung thư vú). Đậu nành cũng có chứa isoflavone, chất làm giảm ảnh hưởng của lượng estrogen trong cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đậu nành có thể phản tác dụng.

25. Cà chua

Cà chua là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene tuyệt vời. Ăn cà chua giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên dùng các loại thực phẩm chế biến từ cà chua như tương cà chua và nước sốt cà chua để thu được nhiều lợi ích nhất, bởi các thực phẩm này có hàm lượng lycopene cao hơn.

26. Trái cây

Một chế độ ăn nhiều trái cây cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, bởi trái cây rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Phân tử molecule trong trái cây có thể ức chế quá trình oxy hóa các tế bào. Đặc biệt, các loại trái cây như mận, táo và đào có chứa hàm lượng cao flavonoid và chất chống oxy hóa.

27. Nghệ

Nghệ là một loại gia vị thường được sử dụng trong ẩm thực Ấn Độ. Loại củ này thuộc họ gừng và nổi tiếng với đặc tính kháng viêm. Nó chứa một hợp chất hóa học gọi là curcumin có tác dụng phá hủy các tế bào ung thư và ức chế protein NF-kappaB – loại protein gây ung thư dạ dày và ruột.

28. Hạt óc chó

Một nghiên cứu trên chuột của Đại học y dược Marshall (Mỹ) cho biết hạt óc chó có thể ức chế sự phát triển của ung thư. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của chất béo omega-3 trong hạt óc chó cũng có tác dụng làm chậm sự di căn của các khối u.

29. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo nâu, bắp, yến mạch và ngũ cốc nguyên cám chứa một số thành phần có tác dụng ức chế ung thư. Chúng bao gồm: chất xơ – bảo vệ cơ thể khỏi ung thư kết trực tràng; phân tử protease - ức chế sự phát tán của tế bào ung thư; saponin và axit phytic – có đặc tính chống ung thư.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.