RSS

Nỗi buồn cô lập của người châu Á khi nhập cư ở Mỹ

10:00 19/09/2019

Trên Facebook, mới đây một cô gái người Canada gốc Hoa hỏi: Ai khác bị phân biệt đối xử như tôi? Là một người nhập cư thế hệ đầu tiên, cô được giáo dục như một người da trắng từ nhỏ. Tuy nhiên, cô thấy rằng mình không thể hòa nhập hoàn toàn với người da trắng.

Một thanh niên Việt sống khép mình vì được đối xử như một người Mỹ khi về nước, ngược lại được đối xử như một người châu Á ở Mỹ.

Từ góc độ văn hóa đại chúng, năm 2018 có thể được coi là một năm bội thu của người châu Á. Bộ phim "Con nhà siêu giàu châu Á" của nhóm diễn viên châu Á đã thống trị phòng vé trong vài tuần tại Mỹ. Một bộ phim khác: "Tìm kiếm" do diễn viên Hàn Quốc John Cho đóng vai chính cũng đạt danh tiếng cao.

Trong bộ phim "Con nhà siêu giàu châu Á", diễn viên Dương Tử Quỳnh nói với bạn gái của con trai rằng: "You will never be enough". Câu này dịch theo tiếng Trung có nghĩa: "Cô sẽ không bao giờ leo lên cao". Trên thực tế, câu nói đó giống như: "Bạn là một banana man, bạn mãi mãi không đủ vàng" (banana man là từ chế giễu những người gốc châu Á, tức là "bên ngoài da vàng, còn bên trong người da trắng").

Joe Wong, diễn viên hài người Mỹ gốc Hàn đã chia sẻ về con trai, trong chương trình trò chuyện đêm khuya gần đây: "Bố ơi, hôm nay con học lịch sử Mỹ. Bây giờ con cảm thấy thực sự khó chịu cho những người bạn da đen. Họ đã bị đối xử rất bất công trong lịch sử. Con rất hạnh phúc, vì mình là một người đàn ông da trắng".

Joe Wong nói rằng, con trai của anh sau những năm trung học phát hiện mình không còn trắng như lúc nhỏ. Đứa nhỏ bắt đầu hoài nghi, trắng không đủ trắng, vàng không đủ vàng, vậy rốt cuộc mình là ai? Ngay cả khi hoàn toàn chấp nhận mình là một "banana man", con anh vẫn phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc khác nhau từ cả hai phía - người Mỹ và người Á.

Trên Facebook, mới đây một cô gái người Canada gốc Hoa hỏi: Ai khác bị phân biệt đối xử như tôi? Là một người nhập cư thế hệ đầu tiên, cô được giáo dục như một người da trắng từ nhỏ. Tuy nhiên, cô thấy rằng mình không thể hòa nhập hoàn toàn với người da trắng. "Họ luôn cười khi tôi phát âm một từ nào đó, khiến tôi cũng phải cười theo. Nhưng bây giờ tôi đã lớn và tôi không muốn ép buộc phải hòa nhập. Tôi cảm thấy mình không có người bạn nào ở Đông Á hay Đông Nam Á... Khi tôi già, ai sẽ cùng tôi uống trà buổi sáng?", cô trăn trở.

Cô đã nói chuyện tại một nhóm có tên Subtle Asian Traits (SAT) một cộng đồng Facebook được thành lập chỉ sau hơn ba tháng đã thu hút một triệu người châu Á tham gia.

Một học sinh trung học Việt Nam lớn lên ở Massachusetts (Mỹ) nói rằng, cậu được đối xử như một người Mỹ khi trở về Việt Nam. Ngược lại, cậu được đối xử như một người châu Á khi ở Mỹ. Vì không có nhiều gia đình châu Á trong khu vực, cậu luôn sống một cách "nội tâm". Mãi đến sau khi đăng lên SAT, mọi người mới có trải nghiệm tương tự và chàng trai gốc Việt này mới tìm được sự an ủi.

Trong một ví dụ khác, một cô gái nói rằng sau khi bữa tiệc kết thúc, cô đã ngủ ở nhà một người bạn. Sau khi thức dậy cô đang chuẩn bị đánh răng để ăn bữa sáng, thì bị những người bạn da trắng chế giễu rằng cô đã "đảo ngược trật tự đánh răng và ăn sáng".

Một chàng trai khác lại cho biết bị chính gia đình xa lánh chỉ vì béo, bởi truyền thống gia đình châu Á của cậu không ai béo như vậy, nên đã 7 tháng rồi cậu không gặp gia đình.

Các bậc cha mẹ nhập cư cũng bày tỏ những trăn trở lên mạng. Họ lo lắng và đặt câu hỏi về vấn đề giáo dục trẻ em vị thành niên như thế nào? Làm thế nào để con gái không yêu Tây mà yêu người châu Á?...

Lý do nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc cấm đoán chuyện yêu đương của con, bởi vì hy vọng con mình sẽ yêu và lấy những chàng trai/ cô gái gốc châu Á - để giữ lại những giá trị truyền thống Trung Quốc như sự vâng lời hiếu thảo và vẫn có tư duy phương Tây.

Wenxuecity lý giải, xung đột trong các gia đình nhập cư - giữa thế hệ thứ nhất là cha mẹ và thế hệ thứ hai là con cái - bắt nguồn từ văn hóa và phương thức suy nghĩ. Nhìn bề ngoài, tưởng như là xung đột giữa cha mẹ và con cái, nhưng bên trong thực chất xung đột giữa hai nền văn hóa khác nhau. Những gì trẻ em đại diện không phải là văn hóa của quê hương cha mẹ hoặc văn hóa phương Tây nơi chúng lớn lên, mà là sự kết tinh, lai tạo của hai nền văn hóa với nhau.

Tuy nhiên, trong mắt hầu hết các bậc cha mẹ, những tiến bộ này không giống với suy nghĩ bảo thủ mà họ mong muốn. Trong quá khứ, thế hệ người nhập cư chỉ cần nói tiếng Anh trôi chảy là một điều thành công để đi học đại học và tìm việc làm. Nhưng trong mắt của một thế hệ di dân mới, đây chỉ là những kỹ năng cần thiết để sống sót.

Theo dữ liệu được trích dẫn bởi China Education Online, xu hướng trẻ hóa của học sinh Trung Quốc trong thập kỷ qua rất rõ ràng. Tại Mỹ, số lượng sinh viên Trung Quốc theo học năm 2016 là 41,28% tổng số sinh viên quốc tế.

Dữ liệu điều tra dân số mới nhất ở Mỹ cho thấy Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam và Hàn Quốc là năm nhóm dân tộc nhập cư hàng đầu, với lần lượt là 3,54 triệu, 2,91 triệu, 2,65 triệu, 1,63 triệu và 1,46 triệu. Con số người Mỹ gốc Á ước tính trong năm 2016 tại đây là 21 triệu người.

Mỹ, Australia, Canada và Vương quốc Anh... là những nơi có nhiều nhập cư châu Á nhất, cũng là nơi hội tụ nhiều nền văn hoá khác nhau.

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm gì nhiều nhất và thu nhập mỗi ngành nghề như thế nào? Có nghề có thể kiếm 2000 AUD/ tuần.