RSS

Nỗi khổ của những người nhập cư phải thay tên đổi họ cho "phù hợp" với nước Úc

08:30 20/10/2020

Nước Úc luôn tự nhận mình là nơi mà mọi người được đối xử công bằng. Nhưng câu chuyện của những người nhập cư phải thay tên đổi họ để thích nghi cuộc sống tại Úc dưới đây sẽ cho các bạn thấy một mặt trái sự thật.

Năm 2006, tôi (tác giả bài viết tốt nghiệp đại học. Tôi đã nộp 24 lá đơn xin việc nhưng không bao giờ được hồi âm.

Sau đó, tôi đổi họ từ Habib sang Habit và nộp đơn, tôi đã có được 5 công việc.

Cái tên, đặc biệt là tại nhiều cộng đồng đa văn hóa, được bao bọc bởi lịch sử và bản sắc. Nó là một loại nhận dạng, theo đó định hình họ là ai, làm thế nào mà họ được như ngày nay.

Đối với tôi, đặc biệt là họ của tôi, cho thấy gia đình mình đã phải đi xa như thế nào để xây dựng một cuộc sống mới, cho thấy sức mạnh và quyết tâm đi cùng nó.

Basma là tên mẹ tôi. Tên mà ông bà đặt cho mẹ kể từ khi bà sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở Lebanon. Đó là cái tên mà mọi người ở trong làng đều biết khi bà trở về, là cái tên mà anh chị em gọi bà. Còn Beth là những gì mà mọi người ở Úc gọi bà.

Rashell Habib đã thử một thí nghiệm đơn giản với họ của mình trong CV. Nguồn: News Limited

"Đầu tiên, họ chỉ nghĩ đó là những gì mà tôi nói và gọi tôi như thế, sau một thời gian thì tôi có cái tên ấy, cho dù như thế nào", cô nói với tôi khi tôi thấy mọi người gọi cô là Beth vào ngày hôm kia.

Đừng hiểu lầm ý tôi, tôi thấy vấn đề thực tế ở đây, không phải để đánh vần tên bạn với những người bạn mới gặp hay bị gọi sai tên hết lần này đến lần khác. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người cố gắng phát âm những cái tên "dân tộc". Nhưng đó là vấn đề then chốt. Họ đã cố, cố cho tới khi đọc đúng.

Tôi thường tảng lờ những người phát âm sai họ của mình hoặc là tên những người bạn dân tộc của tôi. Ngay cả trong giai đoạn đầu của sự phân biệt chủng tộc rành rành, tôi đã trực tiếp trải qua khi đổi tên trong đơn xin việc, tôi vẫn thờ ơ với phía bên kia. Tôi thậm chí còn làm quá hơn để bảo vệ quan điểm của mình: "Ừa tớ sẽ làm thế, tớ có thể làm điều tương tự" hoặc "Đó là quãng thời gian nhạy cảm", tôi sẽ nói vậy với bạn bè mình.

Tôi đã không nhận ra mình thật ngu xuẩn khi hợp lý hóa sự phân biệt đối xử và rằng "thời điểm nhạy cảm" sau vụ 11/9/2001 sẽ không chấm dứt, mãi mãi không.

Yasmine Lewis, một diễn giả bằng thơ trẻ từng biểu diễn tại Bankstown và tôi từng có cơ hội nghe cô ấy. Buổi biểu diễn đề cập tới việc những người nhập cư Anh hóa tên gọi của họ theo đa số. Nó là một bài thơ ca ngợi ông bà Fuat và Sakarya, những người đã tự gọi mình là Frank và Sue.

Mẹ của Rashell, bà Basma được biết đến với tên Beth. Cha cô, John không có tên gọi khác. Ảnh: news.com.au

Những câu thơ đã thực sự tác động đến tôi, đến giờ vẫn có ý nghĩa với tôi đó là : "Nếu họ có thể phát âm tên Joffrey. Nếu họ có thể phát âm Arya, Tyrion, Sansa và Daenerys, Hargrid, Hermione, Dumbledore và Voldemort... thì họ có thể phát âm tên bạn".

Tôi đã nói chuyện với Christine Inglis đến từ ĐH Sydney, cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di cư và Đa văn hóa, về việc Anh hóa tên người di cư và thành kiến với những cái tên nhất định, đặc biệt là khi đi xin việc.

Giáo sư Inglis nói rằng trong khi có một mức độ dễ dàng và thiết thực để người nhập cư thay tên đổi họ, bà cũng từng gặp những người dân tộc thay đổi tên tại một thời điểm trong đời và họ cảm thấy mất mát.

Dù cho tình hình hiện tại đã tốt hơn so ới 60 năm trước, do sự đa văn hóa được tăng cường, nhưng theo bà vẫn cần giáo dục chính thức và không chính thức để làm dịu đi sự phân biệt chủng tộc xoay quanh những cái tên.

Lần tới, khi gặp một cái tên nghe có vẻ lạ lẫm, thay vì bỏ qua, hãy thử đọc nó bằng cả nhiệt huyết. Bạn có thể là sự thay đổi mà nước Úc đang cần.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.