Nóng: Người Trung Quốc sẽ sớm “nắm trong tay” một triệu ngôi nhà ở Úc
Úc đang có nguy cơ trở thành “tỉnh thứ 24 của Trung Quốc” khi quốc gia chuột túi thất bại trong việc ngăn chặn “làn sóng” các nhà đầu tư nước ngoài, đó là lời cảnh báo gần đây của một chuyên gia bất động sản.
Úc đang “bán” hết tài nguyên thiên nhiên, đất nông nghiệp và tài sản cho Trung Quốc với tỷ lệ “điên rồ”. Việc này khiến chúng ta có nguy cơ trở thành “tỉnh thứ 24” của người khổng lồ Đông Á.
Đó là phát biểu của chuyên gia bất động sản Doug Driscoll, người đã cảnh báo về nhu cầu cấp thiết để bàn luận ở cấp quốc gia về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài nói riêng.
Trong khi sự quan tâm của người mua nhà từ nước ngoài đã giảm trong những năm gần đây, vị giám đốc điều hành của công ty bất động sản Starr Partners cho biết tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhìn chung của Úc vẫn ở mức cao đáng báo động.
Một báo cáo được cổng thông tin bất động sản quốc tế Trung Quốc Juwai.com công bố vào tháng trước cho thấy giờ đây đã có một “sự thèm khát vô tội vạ” đối với bất động sản Úc của những người mua nhà Trung Quốc, trong khi lãi suất kích cầu thị trường bất động sản đang hạ dần.
Năm 2017, ngân hàng ANZ phát hiện những người mua nước ngoài sở hữu tới 400.000 căn nhà ở Úc. Tới thời điểm này, ông Driscoll ước tính rằng con số này sẽ là gần 500.000 căn.
ANZ cũng ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã mua từ 30.000 đến 50.000 nhà ở mới trong khoảng 2015-2016.
Với tốc độ này, ông Driscoll nói rằng sớm muộn thì 1 triệu ngôi nhà sẽ nằm trong tay nước ngoài, trong đó những người mua từ Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tỉ lệ cao nhất.
“Không cần phải nhờ đến chuyên gia cũng có thể để hình dung những tác động của việc này đối với nền kinh tế của chúng ta”, ông nói.
“Dân số Úc chỉ có khoảng 25 triệu người với 10 triệu hộ. Và nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể bị “đá ra ngoài” một cách khá dễ dàng”.
Ông Driscoll nói rằng đây là một chủ đề khó nói, bởi những người bày tỏ quan ngại về quyền sở hữu nước ngoài thường bị cho là phân biệt chủng tộc.
Nhưng ông nói thêm rằng điều cần thiết là phải “đặt cảm xúc sang một bên” và nhìn vào sự thật.
“Tôi không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc hay bài ngoại. Thật điên rồ khi nước Úc đang bán một lượng lớn bất động sản cho Trung Quốc. Và việc họ có ảnh hưởng ngày càng lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chỉ là chuyện một sớm một chiều”, ông nói.
Nhìn vào thực tế mà nói, có một số lượng lớn các bất động sản hiện tại được sở hữu và mua bởi người nước ngoài.
Ông Driscoll cũng đau đớn chỉ ra sự khác biệt giữa những người mua nhà địa phương gốc châu Á – những người rõ ràng là người Úc – và công dân ngoại quốc, những người thường bỏ không căn nhà của mình trong một thời gian dài trong năm, dẫn đến hiện tượng “căn nhà ma”.
“Tôi không nói rằng chúng ta nên ngăn chặn người mua nhà nước ngoài, nhưng điều đó sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều nhà cửa của họ trống rỗng. Điều này rõ ràng có tác động đến thị trường cho thuê và những ngôi nhà ma đó cũng có tác động rộng lớn hơn đến kinh tế vi mô. Điều gì sẽ xảy ra với quán cà phê địa phương hoặc sạp báo khi có ít người sống trong một khu vực mà đáng ra nên có nhiều hơn?”
Ông Driscoll thừa nhận các mức tiền phạt đã được đưa ra nếu các chủ sở hữu nước ngoài bỏ không bất động sản của họ nhưng vẫn như “muối bỏ bể” để răn đe nhiều “triệu phú tận đẩu tận đâu”.
Ông nói rằng chúng ta nên có biện pháp cân bằng giữa lệnh cấm của New Zealand đối với hầu hết các chủ sở hữu nhà nước ngoài và khoản thuế 15% đối với người mua nước ngoài ở các khu vực lớn của Canada.
“Năm ngoái, các nhà phát triển nhà ở Trung Quốc đã mua lại 1/3 các trang web phát triển dân cư ở Úc – một điều đáng kinh ngạc”, anh ấy nói.
“Chúng ta cần phải mở cửa kinh doanh cho Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, cần đưa ra các quy tắc và quy định nghiêm ngặt liên quan đến đầu tư nước ngoài vì vai trò của chính phủ nên là bảo vệ công dân của họ”.
Tại thời điểm này, yếu tố duy nhất có thể hạn chế người mua nhà từ Trung Quốc là những hạn chế đặt ra bởi chính chính phủ Trung Quốc để ngăn chặn tiền trong nước chảy ra nước ngoài.
Ông cũng cho biết dù Đảng Lao động đã đề xuất những thay đổi đối với “khấu trừ đầu tư thua lỗ” và “thuế lợi vốn” nhằm giúp những người mua nhà lần đầu “có cửa” dễ dàng “tậu nhà”, chúng lại không cần thiết khi số lượng người mua nhà lần đầu đã tăng lên trong những năm gần đây.
Nhưng ông tin rằng những thay đổi về chính sách sẽ khiến bất động sản trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư địa phương. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá nhà và dẫn đến một “làn sóng” người mua nhà nước ngoài, như cách ông nói, đang sử dụng cách thức “khéo léo” của họ để rút tiền bất hợp pháp ra nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc nơi họ chỉ được phép rút tối đa 50.000 đô la/năm.
“Nếu họ đang rút số tiền này ra khỏi Trung Quốc thì họ đang tìm mọi cách để đưa nó vào các hệ thống của Úc”, ông nói.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của văn phòng Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten nói rằng Bộ Ngân khố và Viện chính sách công Grattan không tin rằng những thay đổi đối với “khấu trừ đầu tư thua lỗ” sẽ ảnh hưởng đến giá bất động sản.
Bà nhấn mạnh các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua bất động sản mới ở Úc và được miễn các yêu cầu đặt ra của Đảng Lao động đối với “khấu trừ đầu tư thua lỗ”. Cả hai chính sách này được đưa ra để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà ở mới và không đầu cơ vào nhà ở hiện tại.
Nguồn: Vietucnews.net
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.