RSS

Nuôi con ở Úc: Những điều trường học và xã hội Úc dạy con tôi

09:30 17/10/2020

"Là một bà mẹ gốc Việt không sinh ra, lớn lên và không có quãng thời gian sống lâu dài tại Úc, Hà Trang thừa nhận mình không thể am hiểu về xã hội và văn hóa Úc như những bà mẹ Úc bản địa, nhưng Hà Trang cho rằng nguồn gốc Việt Nam giúp cô "uyển chuyển hơn trong việc đồng hành cùng con".

Hà Trang nhận ra hai con trai của mình được tiếp nhận với nền giáo dục khác hẳn với những gì mà cô có được ở Việt Nam.

Tâm thế của một người mẹ nhập cư

Đoàn Phạm Hà Trang, một bà mẹ hai con, đang sống ở Sydney là một Facebooker có nhiều bài viết chia sẻ về việc nuôi dạy con cái, nhận được nhiều đồng cảm từ độc giả.

Tự nhận mình là một người mẹ lội ngược dòng, với những quan điểm nuôi dạy con cái “khác người”, Hà Trang đã trải qua quãng thời gian sống và làm mẹ ở Úc đầy nỗ lực trong vai trò của một “bà mẹ nhập cư”.

Trong khi nhiều bà mẹ Châu Á thường bị đánh giá, hoặc chịu sự phán xét, kỳ thị hoặc so sánh về cách chăm sóc và bảo bọc con cái, Hà Trang tìm thấy con đường riêng cho mình.

Cô nỗ lực để có thể hòa nhập vào xã hội Úc, hiểu biết về văn hóa Tây phương, tìm hiểu những điều con được dạy ở trường và đồng hành cùng con. Bởi các con sinh trưởng trong một xã hội hoàn toàn khác với những gì Hà Trang và nhiều bà mẹ di dân gốc Việt khác được dạy dỗ và giáo dục.

Chị Hà Trang Mình dạy con tôn trọng mọi người, giữ khoảng cách, nhưng vẫn biết quan tâm đến mọi người.

Với Hà Trang, đó không phải là một thiệt thòi, mà ngược lại là một động lực cũng như thế mạnh của cô.

“Là một người không sinh ra, không lớn lên và không có quãng thời gian trước khi kết hôn học tập tại Úc, lẽ dĩ nhiên mình không thể am hiểu về xã hội và văn hóa Úc như những bà mẹ Úc bản địa. Nhưng đó là động lực để mình cố gắng nhiều hơn. Vì mình thiếu, nên mình phải thường xuyên quan sát, tự học hỏi, tự tạo cơ hội để mình va chạm và tăng vốn hiểu biết”, Hà Trang chia sẻ với SBS.

Trước khi đến Úc, Hà Trang sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Cô theo học chuyên ngành Chính trị Thế giới và Thạc sĩ Luật trong suốt bảy năm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Chính sự cộng hưởng từ kinh nghiệm sống trong xã hội châu Á và quá trình học hỏi văn hóa phương Tây này giúp Hà Trang uyển chuyển hơn trong việc đồng hành cùng con.

Hà Trang cho rằng  các mẹ châu Á thường bao bọc con cái thái quá. Cô áp dụng sự bao bọc truyền thống ấy ở mức chừng mực mà làm cho con thấy được yêu thương và vẫn được độc lập.

Hà Trang nói trong phỏng vấn với SBS: “Bữa trưa các mẹ Úc chuẩn bị cho con mang đến trường thường rất đơn giản: miếng bánh mỳ, vài lát thịt nguội, cái xúc xích, vài miếng cà rốt, dưa chuột. Mình thì rất đầu tư vào bữa trưa của con. Mình thường không chuẩn bị từ tối hôm trước mà sẽ làm vào buổi sáng sớm hôm sau, để đồ ăn con mang đi được tươi ngon.

Mình làm những món ăn đơn giản, nhưng phong phú chủng loại và thay đổi liên tục. Hôm nay là sushi hải sản, mai là cơm viên thập cẩm… Mở hộp cơm ra con sẽ thấy cả tình yêu của mẹ trong ấy. Không những hợp miệng mà còn phải đẹp mắt.”

Hà Trang cho rằng đặc tính người châu Á là tỉ mỉ, quan tâm thái quá đến những người xung quanh. Người phương Tây tôn trọng cá nhân, nhưng nhiều khi lại có chút hững hờ. Sự kết hợp Đông- Tây trong phương pháp giáo dục được Hà Trang sử dụng nhuần nhuyễn.

“Mình dạy con tôn trọng mọi người, giữ khoảng cách, nhưng vẫn biết quan tâm đến mọi người. Từ bé Subi đã biết ôm hôn cô giáo và nói lời cảm ơn cô trước khi ra về vì một ngày vất vả cô chăm sóc các con. Đều đặn 3 năm đi học mẫu giáo là 3 năm không ngày nào thiếu lời cảm ơn. Hay là dùng hai tay để đưa đồ vật cho cô. Biêt hỏi thăm và lễ phép với những người bình dị nhất giúp đỡ mình hàng ngày như bác lao công ở trường, bác làm canteen”.

Các mẹ châu Á thường rất bao bọc con cái. Mình sử dụng sự bao bọc truyền thống ấy ở mức chừng mực mà làm cho con thấy được yêu thương và vẫn được độc lập

H Trang chia sẻ bản thân mẹ của cô không phải là một người bao bọc con cái như những phụ huynh Á Đông theo kiểu truyền thống.

“Bố mẹ chỉ có mình Trang. Thường trong suy nghĩ của đa số người Việt mình, con một sẽ được chiều chuộng, bao bọc, tính tình như công chúa. Rất nhiều người ngạc nhiên khi Trang bắt đầu với việc bếp núc năm 9 tuổi. Cuối cấp một là đã nấu được bữa cơm hoàn chỉnh cho cả nhà. Lên cấp hai việc nấu cơm gần như hoàn toàn là do Trang đảm nhiệm. Bố mẹ cũng chưa bao giờ ngồi kèm Trang học. Việc học là việc của con. Tự con cần cố gắng vì chính con chứ không phải vì bố mẹ.

Cô cho biết chưa từng bị kỳ thị về việc nuôi dạy con: “Thậm chí từ bé Subi đi học đã được các cô giáo rất quý mến vì sự hiểu chuyện, chừng mực trong cách cư xử, bình đẳng, nhưng lễ độ. Cô giáo hiện tại của Subi đã từng nhắn tin cảm ơn mình khi kết thúc kỳ hai - Cảm ơn chị đã nuôi dạy Jordi rất tốt và đã truyền cho Jordi một tình yêu đặc biệt với việc học. Tôi thấy vinh dự vì mình được là cô giáo của Jordi”.

Con Úc- Mẹ Việt

Hà Trang chia sẻ Subi, con trai lớn của cô, được tiếp nhận nền giáo dục khác hẳn với những gì cô được nhận hồi bằng tuổi Subi ở Việt Nam.

Đầu tiên, đó là sự tôn vinh con người

“Khi sang Úc, Trang nhận ra, người phương Tây thường tôn vinh con người chứ không tôn vinh ngành nghề. Vì với họ nghề nào cũng là nghề đáng quý. Khi Subi đi học, vợ chồng mình được nhận thiếp và quà do cô giáo hướng dẫn con làm nhân ngày của bố, ngày của mẹ, rồi có ngày của ông bà.

Họ dạy con biết nói lời cảm ơn và bày tỏ sự cảm ơn với những người thân nhất với mình. Khi tốt nghiệp mẫu giáo, Subi mới năm tuổi, đã biết cùng hai bạn nữa thay mặt cả lớp gửi lời cảm ơn bố mẹ”, Hà Trang nói với SBS.

“Khi đi học, các con học được cách cảm kích với những ‘anh hùng hàng ngày’, như bác bán hàng ở canteen, cô cầm biển qua đường, những cô y tá, chú cứu hỏa. Các con biết cảm kích và bày tỏ bằng hành động.

Khi sang Úc, Trang nhận ra, người phương Tây thường tôn vinh con người chứ không tôn vinh ngành nghề. Vì với họ nghề nào cũng là nghề đáng quý.

Học qua chơi, chơi mà học

Các con được tiếp cận cách tư duy mở “không phải chỉ có một con đường dẫn tới thành Rome”. Subi từng dùng những que kem để do chiếc bàn, thay vì dùng chiếc thước dây của bố.

Học trò là chủ nhân của trường học. Các con có cơ hội tự dẫn chương trình, tự chuẩn bị phần thuyết trình và điều khiển công nghệ trong những chương trình văn nghệ hay họp mặt ở trường (school assembly).

Giáo viên là những người lắng nghe và hướng dẫn chứ không phải là người có “quyền lực tối thượng” trong trường học.

Mỗi học trò là một giáo án

Không có một giáo án chung nào cho tất cả các trò. Cô giáo sẽ có chương trình riêng phù hợp với trình độ của từng con. Ví dụ Subi hiện giờ là học sinh lớp vỡ lòng nhưng con đã học chương trình của các anh chị lớp 1 và đã được tiếp xúc với kiến thức lớp 2.

Điều này giúp cho các bé học chậm hơn không cảm thấy đuối và các bé tiếp thu nhanh hơn không thấy chán nản ở trường học.

Tri thức quan trọng nhưng sức khỏe và cảm xúc cá nhân còn quan trọng hơn

Thầy cô giáo rất để ý và tôn trọng cảm xúc của các con. Bạn nào không muốn học cô sẽ hỏi thăm, xoa dịu và tìm cách thuyết phục để cùng có cách giải quyết.

Các con được học về dinh dưỡng, cách ăn uống khoa học ngay từ kindy. Trẻ được khuyến khích để vận động tối đa.

Trẻ có thành tích về thể thao, hoạt động xã hội tích cực được trân trọng và khen thưởng y như học sinh có thành tích về học tập.

Trẻ học giỏi nhất lớp không có nghĩa là học trò luôn được khen và nhận giấy khen ở lớp. Các cô thường nhìn vào sự cố gắng của mỗi cá nhân để khen thưởng.

Trẻ học giỏi nhất lớp không có nghĩa là học trò luôn được khen và nhận giấy khen ở lớp. Các cô thường nhìn vào sự cố gắng của mỗi cá nhân để khen thưởng.

Giáo dục những kỹ năng thường thức

Những kỹ năng căn bản như bơi lội và an toàn khi đi biển, hướng dẫn nuôi chó và an toàn khi sống chung với vật nuôi, bảo vệ răng miệng, bảo vệ môi trường xung quanh là những điều mà các con được học hàng ngày.

Hào phóng lời khen

Dùng lời khen, sự động viên để các con được lớn lên một cách tích cực nhất.

Người Úc dùng rất nhiều từ ngữ tích cực để khen các con mà nếu dịch ra tiếng Việt thì có thể nghe sẽ rất buồn cười. Ví dụ: amazing, exceptional, curious.

Một năm học các con có rất nhiều loại giấy khen, giải thưởng rất đáng yêu: "the warmest person, kindest person".

Nhìn vào sự cố gắng chứ không nhìn vào thành tích

Trẻ học giỏi nhất lớp không có nghĩa là học trò luôn được khen và nhận giấy khen ở lớp. Các cô thường nhìn vào sự cố gắng của mỗi cá nhân để khen thưởng.

Trẻ không được giấy khen không có nghĩa là không cố gắng mà thật ra là bạn được nhận giấy khen đã có một tiến bộ vượt bậc so với chính bản thân bạn trước đây.

Úc giáo dục trẻ thành những cá thể độc lập: từ mẫu giáo các con trên hai tuổi đã tự cầm bát đến chỗ cô giáo để nhận thức ăn. Ăn xong tự mang bát đến chỗ cất.

Úc giáo dục trẻ thành những cá thể độc lập: từ mẫu giáo các con trên hai tuổi đã tự cầm bát đến chỗ cô giáo để nhận thức ăn. Ăn xong tự mang bát đến chỗ cất.

Giáo dục trẻ thành những cá thể độc lập

Từ mẫu giáo các con trên hai tuổi đã tự cầm bát đến chỗ cô giáo để nhận thức ăn. Ăn xong tự mang bát đến chỗ cất. Trẻ trước khi đi học lớp vỡ lòng đòi hỏi phải biết tự làm những việc cơ bản của mình: rửa mặt, đánh răng, đi vệ sinh, mặc quần áo, cầm ba lô. Các con học và tự làm giáo cụ học cho mình trên lớp.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.