Phe ủng hộ đề nghị thổ dân nên có tiếng nói trong quốc hội chỉ trích Thủ tướng Morrison
Thủ tướng Scott Morrison đã lặp lại ý kiến của người tiền nhiệm Malcolm Turnbull khi ông bác bỏ đề nghị chính phủ nên thiết lập một bộ phận cố vấn về thổ dân trong quốc hội.
Ông Morrison cho rằng việc hiến pháp công nhận một cơ quan cố vấn thổ dân tại quốc hội như vậy kết cuộc sẽ dẫn đến một hiện tượng mà ông gọi là một "viện thứ ba" của quốc hội, song song với Hạ viện và Thượng viện.
Ông đã bác bỏ đề nghị vừa kể trong cuộc phỏng vấn sau đây của đài ABC:
- Phóng viên ABC: "Một cơ quan đại diện thổ dân được hiến pháp công nhận, đó là điều được nhiều người Úc thổ dân đặt lên hàng ưu tiên."
- Ông Morrison: "Tôi không ủng hộ viện thứ ba."
- Phóng viên ABC: "Viện thứ ba không phải là điều họ đang nói đến, họ chỉ đề cập đến một bộ phận đại diện cho họ mà thôi."
- Ông Morrison: "Không, nó thực sự là viện thứ ba đấy. Nó đúng là như vậy đấy. Mọi người có thể khoác cho nó bộ cánh thế nào thì tùy ý, nhưng tôi nghĩ hai viện là đã đủ."
- Phóng viên ABC: "Thế nhưng họ đâu có đề cập đến một viện nào khác trong quốc hội."
- Ông Morrison: "Nói thẳng ra, cách thức hoạt động của bộ phận này sẽ dẫn đến những kết luận tương tự, và quan điểm mà tôi muốn chia sẽ là tôi không nghĩ đó là một đề nghị khả thi."
Việc ông Morrison khăng khăng cho rằng một bộ phận tư vấn thổ dân như vậy sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến việc hình thành một viện thứ ba trong quốc hội đã bị nhiều chỉ trích từ những người ủng hộ đề nghị.
Ý tưởng vừa kể xuất phát từ văn bản gọi là Tuyên ngôn từ trái tim của Uluru - Uluru Statement From the Heart, được công bố trong một Nghị hội về Hiến pháp quốc gia do Hội đồng trưng cầu dân ý tổ chức.
Có hơn 250 đại diện từ khắp các cộng đồng Thổ Dân và cư dân các đảo thuộc eo biển Torres tham gia hội nghị.
Đồng Chủ tịch Hội nghị Thổ dân Toàn quốc Rod Little nói rằng ý kiến vừa kể đã bị Thủ tướng bác bỏ không thương tiếc dù chưa được xem xét đến nơi đến chốn.
Ông Rod Little nói: "Tôi hiểu, từ nhiều người, đó không phải là viện thứ ba. Nhưng phía Liên đảng giả định rằng nó là như vậy đấy, mặc dù chúng tôi chưa có được cuộc đối thoại nào để mô tả hay khảo sát tỉ mỉ xem tiếng nói hay bộ phận đó nên như thế nào."
Ông Little nói rằng việc ông Morrison bác bỏ đề nghị nên có bộ phận cố vấn cho chính phủ về vấn đề thổ dân trái ngược với lời hứa mà Thủ tướng đã đưa ra chỉ vài ngày trước đó. Đề nghị ấy là mở một cuộc đối thoại với thổ dân Úc về một ngày nghỉ lễ toàn quốc mới.
Ông Little nói tiếp: "Tôi không hiểu ngay được điều đó, bởi vì ông ấy đang nói rằng ông ấy chắc chắn muốn trao đổi với thổ dân về một số vấn đề thì đề nghị này phải là một trong những điều đó chứ không thể bị bác bỏ trước để rồi sau đó không có chỗ cho cuộc đối thoại."
Đồng Chủ tịch Nhóm Hành động cho Tuyên ngôn Uluru, ông Thomas Mayor cũng mạnh mẻ chỉ trích nhận định của Thủ tướng: "Nhiều chính trị gia rất thoải mái với hiện trạng này. Tôi nghĩ đó là vì họ không muốn có người nào mạnh mẽ đứng lên đòi hỏi những điều thổ dân cần. Đó là điều sai lầm. Họ nên chuẩn bị cho những tình huống không được thoải mái vì các quyết định tốt nhất sẽ đến khi chúng bị thách thức."
Các Thượng nghị sĩ thổ dân thuộc đảng Lao động như Pat Dodson và Malarndirri McCarthy cũng cho biết họ thất vọng nhưng không ngạc nhiên trước lập trường của ông Morrison.
Về phía Lao động, hồi tháng sáu vừa qua, Lãnh tụ đối lập liên bang Bill Shorten nói với đài Sky News rằng ông ủng hộ đề nghị nên có bộ phận cố vấn cho chính phủ về vấn đề thổ dân được hiến pháp công nhận.
- Ông Shorten: "Thổ dân nên có đại diện - nói cách khác, từ dưới lên."
- Sky News: "Đại diện được bầu?"
- Ông Shorten: "Vâng. Đó là những gì tôi muốn thấy. Nhưng còn nhiều ý kiến khác nữa chứ không chỉ của tôi. Thổ dân nên có đại diện ở các vùng xa nữa. Cơ quan đó không nhất thiết phải thay thế tất cả các cấu trúc hiện có, đó là một bộ phận cố vấn chứ không phải là viện thứ ba của quốc hội, nơi có thể chặn các dự luật đã được Thượng và Hạ viện thông qua."
Ý kiến của ông Morrison được đưa ra giữa lúc một Ủy ban Lưỡng viện đang xem xét một số ý kiến về việc nên cải tổ các điều khoản liên quan đến thổ dân trong hiến pháp như thế nào.
Bản phúc trình tạm thời của ủy ban cho thấy đề nghị thổ dân nên có tiếng nói đại diện tại quốc hội được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.
Bản phúc trình chung cuộc dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 11.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.