RSS

Thủ tướng Morrison buộc sinh viên quốc tế chuyển đến học ở nông thôn

08:00 22/09/2018

Sinh viên quốc tế đang được khuyến khích học tập tại các trường đại học khu vực nông thôn thay vì ở các thành phố lớn theo kế hoạch của Chính phủ Liên bang nhằm giảm bớt sự tăng trưởng dân số ở các thành phố trung tâm của Úc. 

Tuy nhiên, những người bênh vực cho sinh viên quốc tế cảnh báo rằng cần phải có nhiều động lực hơn để kế hoạch hoạch này trở thành một lựa chọn khả thi.

Nước Úc đang có một lượng sinh viên quốc tế nhiều chưa từng có, và hầu hết đều lựa chọn sống ở các thành phố trung tâm của quốc gia.

 Cục thống kê Úc cho biết có hơn 786.000 sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học ở Úc vào năm ngoái - nhưng chỉ hơn 3% trong số đó học ở các khu vực nông thôn.

Chính phủ Liên bang muốn thấy tỷ lệ đó được tăng lên.

Có ý kiến cho rằng Thủ tướng Scott Morrison đang xem xét kế hoạch buộc nhiều sinh viên quốc tế phải theo học tại các trường đại học nông thôn để giảm bớt tình trạng quá tải dân số ở Sydney và Melbourne.

Ông cũng phát biểu về sự cần thiết này.

"Ở vùng phía Bắc, họ muốn có nhiều dân hơn. Ở Adelaide, họ muốn có nhiều dân hơn. Nhưng tôi có thể nói với quý vị rằng, ở vùng ngoại ô Sydney và Melbourne, họ không như vậy. Đó là cách quý vị quản lý dân số, và có rất nhiều cách thức để quý vị làm điều đó. Và Chính phủ của chúng tôi đang làm việc rất, rất, rất cật lực về những vấn đề đó. "

 Các trường đại học ở nông thôn nói rằng họ cởi mở với ý tưởng này.

Annabelle Duncan, phó hiệu trưởng tại Đại học New England, ở thành phố Armidale ở miền đông bắc New South Wales, cho biết có nhiều lợi thế cho sinh viên học ở nông thôn.

" Ngôn ngữ chung sử dụng của tất cả các sinh viên ngoại quốc và sinh viên trong nước là tiếng Anh, vì vậy họ được thực hành tiếng Anh nhiều hơn. Họ cũng tương tác nhiều hơn với những người trong cộng đồng ở đây. Do đó, họ sẽ có nhiều trải nghiệm thuần Úc hơn . "

Trong khi các trường đại học nông thôn đang thúc đẩy phê duyệt đề xuất này, cơ quan đại diện cho sinh viên quốc tế lo ngại rằng những trường đại học khu vực nông thôn hiện đang thiếu thốn các cơ sở cần thiết để đưa đề xuất đó thành một lựa chọn khả thi cho sinh viên.

Chủ tịch Hội đồng sinh viên quốc tế Úc, Bijay Sapkota, cho biết ông tin rằng nó có thể ngăn cản sinh viên quốc tế đến học tại Úc.

"Các trường đại học hoặc các học viện ngoại thành , có thể không có tất cả các khóa học mà những trường đại học thành phố sẽ có. Và, cũng có thể ít cơ hội hơn cho việc ứng dụng kiến thức vào thực hành, vì các tập đoàn lớn sẽ mở ra tại khu vực thành phố chứ không phải là khu vực nông thôn."

 Hồi tháng 5 năm nay, chính phủ dười thời Malcom Turnbull cũng thông báo những thay đổi về chiếu khán diện tay nghề vùng nông thôn nhằm yêu cầu các di dân tiếp tục ở lại khu vực nông thôn ngay cả khi họ đã trở thành thường trú dân ở Úc, trong đó có các du học sinh.

lan Tudge, Bộ trưởng về Quốc tịch và Sự vụ Đa văn hóa nói với phóng viên rằng nhiều di dân diện bảo lãnh nghề nghiệp vùng nông thôn ngay sau đó đã bỏ việc và di chuyển đến các thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt kỹ năng và giáo dục trầm trọng ở các nơi này.

Theo phúc trình của Deloitte Access Economics, các học sinh sinh viên thích cuộc sống nhộn nhịp và đa văn hóa như ở Sydney, Melbourne và Brisbane không giống những sinh viên đang tìm kiếm hoặc sẽ được hưởng lợi từ các trường học tại nông thôn .

Nhiều người chọn các thành phố lớn là để sống gần người thân, kết nối văn hóa trong thành phố hoặc bởi vì họ cũng đến từ các thành phố sầm uất ở quốc gia của họ . Ngoài ra, hầu hết các trường được xếp hạng cao của Úc đều tập trung ở các thành phố lớn.

Các mối quan tâm về cơ sở vật chất và cơ hội việc làm là mục tiêu để các sinh viên quốc tế chọn nước Úc. Nhưng nếu chính phủ thực sự tiến hành những cải cách này, liệu sinh viên quốc tế còn hứng thú với Úc nữa không?

Theo ABC cho biết các sinh viên quốc tế châu Á cũng ngày càng không hài lòng với chất lượng suy giảm của các trường đại học Úc.

Ngoài ra, trong suốt bốn thập kỷ qua, các trường đại học của Úc liên tục chính sách cắt giảm ngân sách .

Trong khi đó, các trường đại học ở Trung Quốc có thư viện và phòng thí nghiệm ngày càng hiện đại cũng như mời các giáo sư có bằng học thuật ngày càng ấn tượng.

Tuy nhiên, Úc có những lợi thế đáng kể và là điểm đến thu hút nhất của các sinh viên quốc từ Châu Á. Úc là đất nước đa văn hóa cũng như có nền tự do dân chủ, điều mà không phải quốc gia Châu Á nào cũng có.

Thay vì củng cố những lợi thế đó - bằng cách hồi phục lại tình trạng ngân sách tụt dốc của mình hay củng cố mô hình đa văn hóa - Úc dường như đều đang đi xuống ở cả hai mảng này.

Trong nhiều năm qua, Úc đã bỏ qua các bằng chứng cho thấy tính đa văn hóa của Úc thực sự mở rộng cho sinh viên quốc tế châu Á. Theo Fran Marin, đến từ trường Đại học Melbourne nói rằng trong có nhiều sinh viên đến Úc "tràn đầy hy vọng tìm hiểu và tham gia vào xã hội Úc" , nhưng khi được hỏi thì họ thường không thể nêu tên một người bạn Úc mà họ có khi tốt nghiệp.

Những nghi vấn về đa văn hóa của các bộ trưởng trong chính phủ ngày càng gia tăng, cũng như việc thắt chặt các yêu cầu về chính sách và nhập quốc tịch, đang làm mờ nhạt đi tính hấp dẫn văn hóa của Úc.

Trước sự tụt dốc liên tục các trường Đại học trong xã hội Úc - ngân sách cắt giảm , khái niệm giáo dục bị thương mại hóa vá giảm chất lượng, và nếu kế hoạch của chính phủ đương nhiệm về việc buộc sinh viên quốc tế phải học tại khu vực nông thôn - thì chắc chắn hình ảnh của Úc như một quốc gia mở, tự do, một sự lựa chọn lý tưởng để mọi người đến hòa nhập, và phát triển trí tuệ sẽ không còn nữa.

Theo ABC, Úc dần đã biến các trường đại học thành "các nhà máy cấp bằng" . Trong khi quốc gia như Trung Quốc, được biết đến như nhà máy của thế giới, có khi nào sẽ vượt mặt Úc vào một ngày không xa?

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.