Phương thức xét nghiệm DNA giúp xác định danh tính hài cốt các cựu quân nhân Úc
Các nhà khoa học Queensland đã phát triển một thử nghiệm DNA mới có thể giúp xác định hài cốt của hàng trăm cựu quân nhân Úc vẫn chưa biết danh tính trên khắp châu Á-Thái Bình Dương kể từ Thế chiến thứ II. Những binh sĩ Úc đã chiến đấu với người Nhật trong khu vực này - nhưng gần 80 năm sau, nhiều người họ vẫn không có bia mộ.
Phần hài cốt của các cựu quân nhân từ những cuộc chiến của thế kỷ trước vẫn được tìm thấy trên các chiến trường cũ, chẳng hạn như ở Papua New Guinea. Nhà sinh vật học pháp y, Tiến sĩ Kirsty Wright, một khách đến tham dự tại Trung tâm Nghiên cứu Gen QUT, cho biết xương sau thời gian bị thoái hóa rất cao, vì vậy việc xác định nguồn gốc của những hài cốt này rất khó khăn.
‘Đặc biệt tại Châu Á Thái Bình Dương, nơi có khí hậu và môi trường rất, rất khắc nghiệt. Chúng ta có nắng nóng, mưa rồi các vi khuẩn trong môi trường, vì vậy những mẩu xương đó bắt đầu xuống cấp rất nhanh. Khi các nhà nhân chủng học tìm thấy những bộ xương đó, đôi khi chúng bị vỡ thành từng mảnh ngay trên tay họ.’
Tiến sĩ Wright nói rằng điều này có nghĩa là nỗ lực để thu được các kết quả DNA đáng tin cậy là vô cùng thử thách. Hiện giờ tại QUT, nhóm của bà đã phát triển một hình thức xét nghiệm DNA mới, được cho là giúp xác định rõ hài cốt hơn so với các phương pháp DNA hiện tại.
‘Phương pháp xét nghiệm DNA mới này rất hữu ích để giúp quân đội khi họ tìm thấy những bộ xương, ví dụ như từ vùng đường mòn Kokoda, có thể xem liệu các bộ xương đó là của cựu quân nhân Úc hay Nhật Bản. Cho nên thử nghiệm này mang tính tổ tiên, hơi giống với các loại xét nghiệm máu mủ tổ tiên ancesntry-dot-com mà nhiều người vẫn làm. Tuy nhiên,xét nghiệm này rất cụ thể và riêng biệt, và hơn hết , khả năng chịu lỗi của nó là bằng không.’
Phương pháp thử nghiệm mới này có thể dự đoán hài cốt có tổ tiên là người Úc hoặc Nhật Bản trong 79% trường hợp nhiều hơn so với các phương pháp xét nghiệm DNA ti thể hiện hiện tại và thậm chí có thể xác định với màu mắt và tóc.
Tiến sĩ Wright nói việc bảo đảm nguồn gốc của một binh sĩ, là ưu tiên hàng đầu.
Nếu họ là người Úc, họ có thể được chôn cất trong một ngôi mộ chiến tranh Khối thịnh vượng chung, hoặc nếu họ là người Nhật, họ có thể được đưa trở về Nhật Bản một cách trang trọng - và bà nhấn mạnh họ không được nhầm lẫn.
Bộ Quốc phòng cho biết tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 6,400 binh sĩ Úc vẫn chưa được xác minh danh tính, và Bộ cho biết thêm rằng họ vẫn cam kết điều tra tất cả các báo cáo về hài cốt của binh sĩ Úc trong khu vực.
Nhà sử học cao cấp từ Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc, Tiến sĩ Karl James phát biểu đây là một sự phát triển quan trọng:
‘Chúng tôi biết rằng có hơn một trăm binh sĩ Úc vẫn bị coi là mất tích hoặc không có ngôi mộ nào được biết đến từ chiến dịch Kokoda, vì vậy tôi nghĩ rằng bất cứ điều gì có thể làm được cũng sẽ thực sự giúp ích cho con cháu của những gia đình đó. Tôi nghĩ rằng từ kết thúc có lẽ được sử dụng quá nhiều nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ mang lại sự an ủi.’
Nếu họ là người Úc, họ có thể được chôn cất trong một ngôi mộ chiến tranh Khối thịnh vượng chung, hoặc nếu họ là người Nhật, họ có thể được đưa trở về Nhật Bản một cách trang trọng - và bà nhấn mạnh họ không được nhầm lẫn.
Hơn 600 người Úc đã thiệt mạng và khoảng 1680 người bị thương dọc theo đường mòn Kokoda ở Papua New Guinea trong một những trận chiến quan trọng nhất của Thế chiến II.
Một số hài cốt của binh lính từ đường mòn này được phát hiện vào cuối năm 2012.
Tiến sĩ James cho biết ông hy vọng công nghệ mới cuối cùng cũng sẽ được sử dụng để xác định hài cốt của những người lính đã hy sinh trong các trận chiến và thời đại khác, bao gồm Thế chiến thứ I.
Kirsty Wright cho biết một khi nguồn gốc tổ tiên của hài cốt được xác định, họ hy vọng có thể tiến xa hơn nữa trong việc xác định danh tính của các hài cốt.
‘Bước tiếp theo, một khi chúng tôi xác định đó là một cựu quân nhân Úc, sau đó chúng tôi có thể bắt đầu thực hiện các xét nghiệm DNA tiếp theo và nỗ lực tìm ra danh tính của họ.’
Bà nói rằng họ làm việc với một nhà phả hệ tình nguyện, người nghiên cứu về nguồn gốc của những người lính chưa tìm thấy danh tính.
Bà giúp nhóm tìm thấy người thân còn sống của những quân sĩ mất tích, người có DNA giống như với cựu quân nhân đã mất tích của họ.
Theo bà, quân đội sắp xếp cho họ tiến hành một cuộc kiểm tra DNA đối chiếu những người thân còn sống với các bộ hài cốt được tìm thấy trên chiến trường.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.