Quá trình ngăn chặn vụ đ.ánh b.om k.hủng b.ố đêm giao thừa tại Sydney năm 2003
Khi hàng ngàn người đổ xô đi chiêm ngưỡng màn trình diễn pháo hoa đêm giao thừa của Úc, các thám tử đã làm việc gắt gao để ngăn chặn một cuộc t.ấn c.ông k.hủng b.ố năm 2003.
Khi hàng ngàn người đổ xô đi chiêm ngưỡng màn trình diễn pháo hoa đêm giao thừa của Úc, các thám tử đã làm việc gắt gao để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố.
Đó là một mối hiểm hoạ từ các phần tử khủng bố mà Cảnh sát Sydney đã quyết tâm ngăn chặn vào năm 2003. Họ đã thành lập Chiến dịch Pendennis - cuộc điều tra chống khủng bố lớn nhất của Úc.
Thông tin chi tiết về chiến dịch và nỗ lực của các nhân viên điều tra nhằm giữ an toàn cho người dân đã được tiết lộ lần đầu tiên bởi trung uý Peter Moroney thuộc Đơn vị Điều tra chống Khủng bố.
Ông Moroney kể lại trong đêm đó, hơn 100 cảnh sát đã theo dõi hoạt động của một băng nhóm nguy hiểm có kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công khủng bố thảm khốc.
Trung uý Moroney hoạt động trong một lực lượng đặc nhiệm lớn, có nhiệm vụ điều tra một người đàn ông tên là Mahmoud - một phần tử Hồi giáo cực đoan.
Người đàn ông này bắt đầu tham gia vào các vụ phạm tội có tổ chức, trở thành phần tử cực đoan trong thời gian ở tù và sau đó có liên lạc với Khaled Sharrouf, kẻ ủng hộ nhà nước Hồi giáo khét tiếng đã bị giết chết khi chiến đấu ở Syria.
Trung uý Moroney lần đầu để ý Mahmoud khi anh ta kéo một chiếc thuyền sau xe của mình vào tháng Mười Hai.
“Tôi đã tự nhủ. Đừng có ngốc, đó chỉ là một anh chàng tội nghiệp đang kéo một chiếc thuyền. Ai quan tâm? '', ông nói.
Nhưng bản năng cảnh sát của ông trỗi dậy và ông biết không nên để chuyện này qua đi.
Một người theo dõi chiếc xe của Mahmoud nói với cảnh sát rằng anh ta đã đến quan sát một số điểm quanh cảng Sydney trong hai tuần trước đêm giao thừa.
Các thám tử nhận thấy Mahmoud đã mang thuyền của mình ra lúc 11 giờ tối cùng với Moustafa Cheikho, Khaled Cheikho, Omar Jamal và Abdul Rakib Hasan chín ngày trước thềm năm mới.
Những người này sau đó đã lập nên Pendennis Nine, một nhóm phần tử cực đoan khét tiếng tại Sydney bị phát hiện tàng trữ các vật liệu và vũ khí làm bom vào năm 2005.
Tại thời điểm trên, cảnh sát đã tiếp cận chiếc thuyền trở nhóm thanh niên - người nói rằng họ đang câu cá. Hành vi của nhóm trở nên đáng ngờ vì không có ngư cụ hay mồi câu trên tàu.
Sau đó, cảnh sát biết được Mahmoud đã mua một chiếc thuyền thứ hai, và họ đã vào cuộc chạy đua trước khi pháo hoa năm mới bắt đầu.
Khi ngày cuối cùng của tháng 12 đã đến, các sĩ quan cảnh sát trên toàn thành phố làm mọi cách để tìm chiếc thuyền thứ hai. Một số tiếp tục theo dõi căn nhà và ô tô của Mahmoud, trong khi PolAir và đơn vị chiến thuật ưu tú vào vị trí sẵn sàng chờ lệnh.
Một tàu chở dầu chuẩn bị cập cảng đã được lệnh chuyển hướng trong ngày, bởi vì nó là một mục tiêu tiềm năng của vụ đánh bom.
Cảnh sát quyết định nếu chiếc thuyền thứ hai của Mahmoud chưa được tìm thấy lúc 9 giờ tối, họ sẽ đối đầu với anh ta và tra khảo.
Tuy nhiên, khi được hỏi, Mahmoud đã phủ nhận việc này và tuyên bố anh đã bán nó.
Sau khi kiểm tra lịch sử cuộc gọi, cảnh sát phát hiện Mahmoud thực hiện cuộc gọi đến một điểm ở ngoại ô phía tây nam Sydney, nơi chiếc thuyền cuối cùng đã được tìm thấy.
Ông Moroney và đội của ông đã tìm thấy chiếc thuyền – hoàn toàn không thể dùng để đi trên biển và đội lập tức rời đi.
Trong khi chưa rõ chính xác kế hoạch của Mahmoud cho đêm đó là gì, Chiến dịch Pendennis đã dẫn các cảnh sát đến những người bạn nguy hiểm của Mahmoud.
Vào năm 2005, ông Moroney và đội của ông đã bắt giữ Cheikho, Jamal, Hasan, Sharrouf và Mohamed Ali Elomar - tất cả những người tham gia vào âm mưu khủng bố lớn nhất đất nước.
Thông tin và tình tiết phá án được ghi chép trong cuốn sách của ông Moroney mang tên “Terrorism in Australia: The Story of Operation Pendennis” sẽ được lên kệ vào tuần tới.
Mai Dung - Tin Tức Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.