RSS

Quán quân Olympia và những cú sốc để quyết không về Việt Nam sau du học Úc

11:44 21/09/2020

Đỗ Lâm Hoàng cho rằng: “Nếu về để không được là chính mình, mà trở thành một kẻ cơ hội, không giúp đất nước phát triển mà chỉ để vinh thân phì gia thì thà chúng tôi ở lại…”.

Đỗ Lâm Hoàng là quán quân mùa thứ 5 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Không đi theo hướng nghiên cứu nhiều thí sinh Olympia khác, Hoàng theo hướng ứng dụng khi theo học ngành viễn thông ở Úc.

Hiện nay, anh có một cuộc sống khá ổn định ở xứ sở Kangaroo, với công việc của một chuyên viên mạng di động không dây của Sở giáo dục bang Victoria.

Hai vợ chồng Hoàng đều là du học sinh Việt Nam. Vài ngày nữa, họ sẽ chào đón đứa con gái đầu lòng ra đời.

Dù bận bịu với công việc, và chuyện gia đình, nhưng Hoàng vẫn dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn để đưa ra một qua điểm khác biệt, từ vụ Doãn Minh Đăng.

Những cú sốc đi đến quyết định ở lại

Anh có thấy mình trong hình ảnh của đàn anh Doãn Minh Đăng không?

Không chỉ tôi, mà bất cứ du học sinh nào cũng dễ nhìn thấy mình trong đó.

Tôi nhớ, khi sang Úc, một năm đầu tiên tôi nói chuyện với mọi người tôi rất vòng vo, không bao giờ đi thẳng vào vấn đề.

Các thầy cô của tôi cảm thấy rất lạ. Năm thứ 2 thứ 3, tôi được dạy rằng, trong công việc muốn gì thì nói thẳng ra và công việc phải hành xử bình đẳng.

Chúng tôi được đào tạo để đối diện và chịu trách nhiệm, được làm việc mình học và được là chính mình trong các ứng xử công việc.

Tôi nghĩ Việt Nam có trọng dụng nguồn nhân lực như chúng tôi không? Và nếu trọng dụng, thì sử dụng nó như thế nào?

Thực tế, chúng tôi ai đi cũng muốn quay về cả. Nhưng nếu quay trở về mà mục đích sử dụng khác với những gì chúng tôi được đào tạo thì chúng tôi đi học về làm gì? Lúc đó, chúng tôi sẽ không còn nhân lực chất lượng cao.

Giữa về và ở, tôi thấy câu hỏi đó không được tính bằng ngày mà là được tính bằng thời gian khi chúng tôi quyết định đi du học cho đến khi đưa ra quyêt định cuối cùng.

Đi theo diện học bổng của quán quân, học bổng đó của anh có bị ràng buộc nghĩa vụ “phải trở về”?

Không. Học bổng của các quán quân Olympia không có bất cứ ràng buộc gì. 35.000 USD là phần thưởng cho người vô địch từ nhà tài trợ. Phần thưởng ấy thực ra là một phần sinh hoạt phí.

Còn học bổng lớn nhất là học bổng học phí, cho 4 năm học ở Úc, mỗi năm từ 20.000 đến 40.000 USD, học bổng này do trường đại học ở Úc cấp. Nên khi chúng tôi đi, không bắt buộc phải về hay không.

Khác với Minh Đăng, “dù muốn về” nhưng anh chọn ở lại. Vậy anh ở lại vì những lý do cụ thể nào?

Khi tôi đi du học, tôi cũng xác định đi là để trở về chứ không phải không quay về.

Có nhiều sự việc xảy ra ngay từ trước khi tôi đi. Và trong quá trình học cũng gặp những người bạn đi học quay về trước tôi, và quan trọng nhất là khoảng thời gian 3 tháng tôi trở về sau khi học xong.

Trước khi tôi đi, tôi cũng đã bị sốc rồi.

Từ khi tôi đạt giải vô địch Olympia, tôi có 10 tháng ở Việt Nam. Trong thời gian đó, tôi đã vào đại học nhưng bảo lưu kết quả để luyện tiếng Anh cho ngày đi du học.

Ở nơi tôi ở lúc đó, các bác ở phường yêu cầu tôi đi khám nghĩa vụ quân sự, tôi cũng đi vì đó là nghĩa vụ. Tôi có trình bày là tôi vẫn đang học đại học, có giấy bảo lưu kết quả, đang học tiếng Anh để chuẩn bị đi du học.

Đấy là chưa kể, tôi có một bức thư của lãnh đạo thành phố, nói rằng trong thời gian tôi học tiếng Anh đi du học, có khó khăn gì thì cứ liên hệ để được tạo các điều kiện để đi học.

Dù tôi đưa ra tất cả các lý do có thật là tôi đang bảo lưu kết quả đại học và đang chuẩn bị đi du học, thì phường cũng không chấp nhận. Họ nói tôi phải đi nghĩa vụ.

Ngày tôi phải đi nghĩa vụ quân sự cũng gần với thời gian nhập học. Lúc đó tôi thực sự hoang mang vì mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đấy, mất cơ hội là mất tất cả.

Tôi đưa tất cả mọi thứ về việc tôi đang trong chương trình học hành ra mà gần như kh