Queensland: Đăng quảng cáo chỉ nhận người châu Á, trang trại dâu tây bị chỉ trích
“Không người Úc hay người châu Âu” - đó là thông điệp cuối cùng trong một quảng cáo được đăng lên một trang tìm kiếm công việc truyền thông xã hội để tìm người hái dâu tây ở Queensland.
Bài đăng gây tranh cãi này đã khiến nhiều người tìm việc ở Bundaberg giận dữ. Họ nói rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm việc làm hoặc đang bị loại bỏ do lao động nước ngoài được ưa thích hơn.
Các trang trại địa phương cho biết rằng có một vài trang trại dâu tây ở thị trấn khu vực thưa dân được điều hành bởi các gia đình châu Á, và họ chỉ thuê lao động từ những quốc gia của mình.
Nhưng họ cũng nói rằng tuy họ không phân biệt đối xử nhưng hầu hết những người liên hệ với họ là những khách du lịch ba lô nước ngoài, và chỉ có 3% các cuộc gọi là từ những người Úc đang tìm kiếm những công việc thủ công.
Bài đăng gốc đã được chia sẻ lên Trang tuyển dụng công việc Bundaberg trên Facebook, và sau đó đã bị xóa. Dòng cuối bài đăng ghi rõ là họ chỉ tìm kiếm người Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cho trang trại.
Có những lo ngại ban đầu rằng quảng cáo được kết nối với một trong những nhà sản xuất dâu tây lớn nhất của vùng là SSS Strawberries, nhưng công ty này cho biết họ không có liên quan gì đến nó.
Mặc dù vẫn chưa rõ là trang trại mà bài viết đề cập đến là trang trại nào, nhưng những người khác nói rằng tin đồn về việc những trang trại chỉ nhận duy nhất người châu Á đã lan truyền rộng rãi trong thị trấn trong nhiều năm.
"Tại thời điểm này chúng tôi đang có một lao động là người Úc, một vài người Pháp. Chúng tôi cũng đã từng tuyển dụng người châu Á trong quá khứ nhưng gặp phải vấn đề rào cản ngôn ngữ", một nông dân muốn giấu kín danh tính cho biết.
"Chúng tôi không quan tâm mình tuyển được ai, miễn là họ thuận tay phải và có bằng lái xe."
Bài đăng gốc cho biết người lao động có thể “kiếm được nhiều tiền” vì mùa vụ này sẽ bội thu, và cho biết công việc yêu cầu thu hoạch 6 ngày một tuần trong vòng từ 6 đến 10 giờ.
Người dân địa phương đã chỉ trích quảng cáo này và nói rằng nó cực kỳ phân biệt chủng tộc.
"Tôi không tin rằng đó là một sự hiểu lầm, như bạn đã nói rõ ràng rằng bạn sẽ không cho phép người Úc được nộp đơn... và sau đó chỉ thay đổi nó khi mọi người đều cảm thấy tức giận," một người phụ nữ nói.
Một người đàn ông khác nói rằng vấn đề này đã tồn tại trong nhiều năm.
“Tôi đã từng làm ở một nông trại tại Emerald cách đây vài năm, nó thuộc sở hữu của một người Philippines, do người Chile điều hành, với 500 lao động, trong đó có 300 người Ấn Độ, 190 người Hàn Quốc và chỉ có 10 người Úc”, ông nói.
“Một số người lao động thậm chí còn không kiếm được nổi 5 đô cho một ngày làm việc. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm, thật đáng hổ thẹn.”
Một người dân địa phương tuyên bố rằng thị trấn thiếu gần 5,000 việc làm và mọi người không thể kiếm được việc làm vì các du khách ba lô đã chiếm hết.
"Một số trang trại địa phương do người châu Á sở hữu/quản lý và các công ty cho thuê lao động đã nói điều này với những người dân địa phương không phải là người châu Á trong nhiều năm khi họ đang tìm kiếm công việc," họ nói.
"Phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại và đa chiều."
Chủ sở hữu của SSS Strawberries, ông Toan Nguyen nói với NewsMail rằng ông tự hào về lực lượng lao động đa văn hóa của mình trong khi doanh nghiệp này cũng ủng hộ cộng đồng địa phương.
Giám đốc điều hành AUSVEG, ông James Whiteside cho biết một lực lượng lao động là người địa phương là thành phần quan trọng của ngành rau quả Úc, và người trồng trọt nói chung có sở thích phát triển một cộng đồng lao động là người địa phương vì nhu cầu vẫn đang tiếp diễn.
Ủy ban Nhân quyền Úc cho biết rằng quảng cáo việc làm không nên ngăn cản một số người nộp đơn hoặc ngụ ý rằng chỉ những người nộp đơn nhất định mới được xem xét.
Nguồn: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.