RSS

Quy ước giờ mùa hè tại Úc sắp kết thúc

15:36 03/04/2018

Quy ước giờ mùa hè đã sắp chấm dứt, đã đến lúc nói lời tạm biệt với những ngày hè dài hơn và bắt đầu xác định xem khi nào thì bạn cần phải chỉnh đồng hồ của mình quay ngược lại.

Đối với NSW, ACT, Nam Úc, Victoria và Tasmania, quy ước giờ mùa hè (hay còn gọi là giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày - daylight saving time) sẽ chấm dứt vào Chủ nhật, ngày 1/4.

Mặc dù điều này đồng nghĩa với việc người đi làm sẽ phải về nhà “muộn hơn”, nhưng ít nhất thì cư dân ở những tiểu bang và vùng lãnh thổ này sẽ có thể ngủ thêm được một tiếng vào cuối tuần này, khi đến 3 giờ sáng theo giờ địa phương thì đồng hồ sẽ quay trở lại 2 giờ sáng.

Hầu hết các điện thoại thông minh tại Úc sẽ tự động cập nhật thời gian của chúng, miễn là người dùng đã cài đặt tùy chọn thời gian tự động chứ không phải là cài đặt bằng tay.

Một số mẫu xe ô tô mới hơn có thể tự động thay đổi đồng hồ, nhưng đối với các mẫu cũ hơn, bạn sẽ cần phải tự thay đổi nó.

Các thiết bị khác mà bạn sẽ phải thay đổi bằng tay bao gồm đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, lò vi sóng và lò nướng.

Và dĩ nhiên đối với các tiểu bang và vùng lãnh thổ không áp dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày - đó là Tây Úc, Queensland và Lãnh thổ phía Bắc - bạn sẽ không phải lo lắng về bất kỳ điều gì.

Có thể bạn chưa biết: Quy ước giờ mùa hè ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe con người?

Nước Úc và DST

Ở Úc, DST có một lịch sử lâu dài và rắc rối. Queensland đã có một thời gian gặp khó khăn với khái niệm này, đã bỏ nó vào năm 1972, áp dụng vào năm 1989 và sau đó bỏ một lần nữa sau một cuộc trưng cầu vào năm 1992.

Tây Úc cũng đã áp dụng và bỏ DST 2 lần trước khi thử nghiệm rồi lại bỏ một lần nữa vào năm 2009.

Điều này khiến cho DST được áp dụng ở tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc, ngoại trừ Queensland, Tây Úc, và Northern Territory (nơi mà nó không bao giờ được áp dụng lại sau Thế chiến 2).

DST có những tác động tiêu cực gì?

DST, đặc biệt là quá trình chuyển đổi ban đầu, khi chúng ta chỉnh giờ tiến về trước và mất đi một tiếng đồng hồ dành cho giấc ngủ, có tác động tiêu cực với sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một tiếng đồng hồ bị mất đi đó có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chúng ta tới tận một tuần. Nhiều tai nạn giao thông và thương tích ở nơi làm việc đã xảy ra trong một tuần đó, và một số nghiên cứu cho thấy còn có sự gia tăng của các cơn đau tim. Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của con người.

Quy ước giờ mùa hè tại Úc sắp kết thúc - ảnh 1

DST giống như là jet lag vậy

Phó Giáo sư Jill Dorrian từ Đại học Nam Úc cho biết DST giống như đi du lịch qua các múi giờ. Bằng cách điều chỉnh thời gian, chúng ta đã tự thay đổi nhịp sinh học của mình.

Nhịp sinh học tạo ra những thói quen giống nhau mỗi ngày, giữ cho tất cả các chức năng sinh lý khác theo nhịp cụ thể, và khi ngủ đủ giấc và theo đúng lịch thì các nhịp đó được đồng bộ, sức khỏe được đảm bảo - Bà cho biết.

Nhưng DST có thể phá hỏng tất cả chỉ với một tiếng đồng hồ đó. Đối với hầu hết mọi người, phải mất từ vài ngày cho đến một tuần để chuyển và điều chỉnh nhịp sinh học.

Vậy DST có tác động tích cực nào không?

Tiến sĩ David Prerau, chuyên gia về DST cho biết rằng những lợi ích về sức khỏe của DST "vượt xa tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe".

Ông cho rằng DST có thể có tác động tiêu cực ngắn hạn nhưng lại mang tới lợi ích dài hạn trong suốt quãng thời gian nó được áp dụng.

Các nghiên cứu đã cho thấy có một sự gia tăng hoạt động trong thời gian áp dụng DST. Mọi người ở ngoài trời vào buổi tối, thể dục thể thao nhiều hơn, chứ không còn ở trong nhà và ít vận động, mọi người cũng cảm thấy an toàn hơn vào ban đêm, tỷ lệ tội phạm và tai nạn giao thông nguy hiểm giảm.

Có cách nào hạn chế tác động tiêu cực không?

Bà Jill Dorrian cho lời khuyên rằng nên thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, sử dụng một lịch ngủ mới phù hợp, và cố gắng ngủ đủ giấc.

Bà cho biết thêm rằng việc chuyển đổi này sẽ gây khó khăn cho một số người, chẳng hạn như những người hay dậy sớm hoặc hay thức khuya, và những người có bệnh tâm thần như rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.