RSS

Ngày 1/9, Hải quan Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu lúa mạch từ Tập đoàn CBH Grain Pty vì lý do trong sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện lẫn "cỏ dại có hại". Quyết định đã được thông báo cho các cơ quan chức năng của Australia, theo CNN.

Tập đoàn CBH Grain Pty ở Perth, bang West Australia - nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất Australia, hợp tác xã có 4.000 xã viên - là doanh nghiệp nông nghiệp thứ hai chỉ trong 4 ngày bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Australia-Trung Quốc.

Trước đó, ngày 28/8, Hải quan Trung Quốc đã ra quyết định cấm nhập khẩu thịt bò từ một lò mổ ở bang Queensland với lý do cơ quan này phát hiện một loại thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng mắt ở chó và mèo trong sản phẩm của lò mổ trên.

Lò mổ bị Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu sản phẩm là lò mổ John Dee Warwick, cơ sở chế biến thịt do một gia đình sở hữu thuộc diện lâu đời nhất Australia, có trụ sở tại Warwick, đông nam bang Queensland.

Hải quan Trung Quốc đã thông báo vấn đề này cho các đối tác phía Australia và yêu cầu mở cuộc điều tra liên quan đến lò mổ John Dee Warwick, đồng thời đề nghị báo cáo lại kết quả cho phía Trung Quốc trong vòng 45 ngày.

Lệnh cấm này bị cho là đi ngược với một báo cáo thử nghiệm lấy mẫu gần đây chứng minh chất lượng đạt yêu cầu của thịt bò John Dee nhập khẩu vào Trung Quốc. Sản phẩm mẫu được cho là đến từ siêu thị Greenland Youxian, thành phố Thượng Hải.

Lò mổ John Dee Warwick trở thành lò mổ thứ 5 của Australia mà Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt bò sau khi bốn lò mổ khác đã bị phía Trung Quốc đưa ra lệnh cấm tương tự từ tháng 5/2020.

Hải quan Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt bò John Dee Warwick được cho là phản ứng của Bắc Kinh với việc Thủ tướng Scott Morrison dự kiến trình một đạo luật có thể hủy bỏ thỏa thuận tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Thực ra căng thẳng thương mại giữa Australia và Trung Quốc đã xảy ra trong nhiều tháng qua, mà nguồn cơn được cho là xuất phát từ việc Thủ tướng Morrison kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của dịch Covid-19.

Không những vậy, chính phủ Australia còn ngăn cản Tập đoàn sữa China Mengniu Dairy mua Công ty kinh doanh đồ uống Lion Dairy của Australia với giá 430 triệu USD, dù Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia không phản đối việc này.

Ngoài ra, chính phủ Australia cũng đã quyết định cấm Tập đoàn cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies Co. tham gia vào việc cung cấp dịch vụ mạng 5G ở Australia.

Phản ứng với những động thái của chính phủ Australia và lời kêu gọi của Thủ tướng Morrison, hồi đầu tháng 5 vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại Australia đã đe dọa Bắc Kinh sẽ tẩy chay các sản phẩm nông nghiệp và ngành công nghiệp của Australia.

Nói là làm, ngay trong tháng 5, Trung Quốc áp mức thuế 80% đối với lúa mạch nhập khẩu của Australia. Trung Quốc cũng tiến hành điều tra chống trợ cấp với rượu vang của quốc gia này, sau khi điều tra chống bán phá giá với sản phẩm tương tự.

Trung Quốc là nhà nhập khẩu rượu vang lớn nhất của Australia, khi trong năm tài chính 2019, nước này đã xuất khầu sang Trung Quốc lượng rượu vang trị giá 1,13 tỷ AUD (khoảng 831 USD), theo Wine Australia.

Leo thang căng thẳng với Trung Quốc, Úc thiệt hại nặng nề hơn Mỹ

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, nền kinh tế Australia có mức độ phụ thuộc thị trường Trung Quốc lớn nhất Thế giới, khi hơn 33% tổng kim ngạch xuất khẩu và 7% GDP của Australia phụ thuộc vào quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc.

Trong quý II/2020, theo số liệu của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm thịt bò, lúa mạch, rau quả, dầu mỏ tinh chế và thức ăn chăn nuôi, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019.

Cường quốc châu Á đã tăng mua các sản phẩm nông nghiệp của Australia thêm hơn 2,6 tỷ AUD (1,8 tỷ USD), tương đương tăng 3,7%, trong hai quý đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm chủ lực khác cũng tăng mạnh.

Số liệu của Cục Thống kê Australia, chỉ trong tháng 6/2020, xuất khẩu quặng sắt đã giúp nước này thặng dư với Trung Quốc đạt tới 4,1 tỷ AUD (2,75 tỷ USD), khi xuất khẩu đạt 18,1 tỷ AUD (12,5 tỷ USD), nhập khẩu 14 tỷ AUD (gần 10 tỷ USD).

Theo Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham, Australia đạt mức thặng dư thương mại kỷ lục là 77,4 tỷ AUD (55,1 tỷ USD) trong năm tài chính 2019-2020, mà đóng góp của thị trường Trung Quốc mang tính quyết định.

Chuyên gia kinh tế Tapas Strickland của Ngân hàng Quốc gia Australia đã cho hay, xuất khẩu quặng sắt của Australia được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc, vì doanh số bán quặng sắt cho Trung Quốc chiếm gần một nửa.

Theo nhà kinh tế trưởng của Shane Oliver tại Công ty AMP Capital, xuất khẩu ròng đóng góp khoảng 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng của Australia trong quý II/2020, mà điều này là nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc.

Với thực tế như vậy, rõ ràng khi leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc sẽ khiến cho kinh tế Australia thiệt hại rất nặng nề, bởi vì Australia xuất siêu vào Trung Quốc, chứ không như Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc.

Vì vậy, khi căng thẳng thương mại Australia-Trung Quốc leo thang, rất nhiều doanh nghiệp của Australia đã phải tìm kiếm các thị trường thay thế. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, việc tìm kiếm thị trường mới không dễ gì.

Trong khi các doanh nghiệp Australia chật vậy tìm kiếm thị trường mới thì các đối thủ đã tận dụng thời cơ "đục nước béo cò", nhanh chân nhảy vào chiếm chỗ của doanh nghiệp Australia tại thị trường Trung Quốc.

Chẳng hạnb với việc xuất khẩu lúa mạch. Argentina được biết đã nhanh chóng nối lại việc xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp này sang thị trường Trung Quốc sau 3 năm tạm lắng, khi Trung Quốc áp mức thuế 80% đối với lúa mạch nhập khẩu của Australia.

Một công ty sản xuất - xuất khẩu lúa mạch của Argentina cho biết họ đã chuyển giao 65.000 tấn và có 3-4 chuyến hàng chuẩn bị chyển giao. Argentina đặt mục tiêu sẽ xuất giao cho Trung Quốc 250.000 tấn lúa mạch trong năm nay, theo CNN.

Sau khi Hải quan Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu ngũ cốc từ Tập đoàn CBH Grain Pty, Bộ trưởng Tài chính Australia Mathias Cormann cho biết chính phủ nước này sẽ cử đại diện tới Trung Quốc kết hợp điều tra đề làm sáng tỏ vấn đề.

Tuy nhiên, theo giới quan sát thì sẽ rất khó tìm được tiếng nói chung, vì như một quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đã cáo buộc, chính Australia làm tổn hại mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Canberra. Và căng thẳng thương mại chỉ là hệ quả.

Rõ ràng, căng thẳng thương mại Australia-Trung Quốc đã nhuốm màu chính trị giống như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nên vô hiệu việc Bắc Kinh "kinh tế hóa chính trị" là yêu cầu cấp thiết với Canberra để tối thiểu hóa thiệt hại cho kinh tế Australia.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.