RSS

Sinh viên quốc tế vẫn đang là đối tượng bị giới chủ lợi dụng, và Covid-19 có thể làm tình hình tồi tệ hơn

22:00 02/07/2020

Sinh viên quốc tế vẫn đang là đối tượng dễ bị 'đánh cắp tiền lương' nhất, theo một báo cáo của đại học NSW và đại học Công nghệ Sydney.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy đã không có gì thay đổi kể từ cuộc khảo sát mang tính bước ngoặt bốn năm trước cho thấy sinh viên nước ngoài nằm trong số những đối tượng bị bóc lột nhiều nhất tại nước Úc và cuộc suy thoái COVID-19 có thể làm cho nó tồi tệ hơn.

"Với việc đại dịch Covid-19 khiến tình hình kinh tế của một lượng lớn du học sinh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều người chủ đang tìm cách lợi dụng hoàn cảnh hiện tại để giảm lương của nhân viên bán thời gian và cắt giảm chi phí. Trong khi việc làm thì ngày một khan hiếm hơn."

Đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại đối với các trường đại học Úc, vốn đang phải tìm mọi cách để mời gọi sinh viên quốc tế quay trở lại.

Công việc nhà hàng $7 một giờ

Sinh viên khoa chính trị / nghệ thuật của Đại học Sydney, Iris Yao đã nhận một công việc trong một nhà hàng để giúp cô chi trả cho cuộc sống hàng ngày.

"Cha mẹ tôi đã phải làm việc không ngừng nghỉ để trả tiền học phí và chi phí sinh hoạt cho tôi", Yao chia sẻ.

"Tôi nghĩ mình cần phải làm việc gì đó để giảm bớt gánh nặng cho họ."

Là một chạy bàn, cô phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ, từ dọn bếp, rửa chén cho đến ghi order, tất cả chỉ với mức lương $7 một giờ.

Đây là con số ít hơn 1/3 mức lương tối thiểu cho lao động casual trên 20 tuổi.

"Họ nói với tôi rằng nếu tôi có thể làm tốt hơn, họ sẽ tăng lương cho tôi. Tuy nhiên đây rõ ràng chỉ là một lời nói dối", cô nói.

Phó giáo sư luật, đồng tác giả của báo cáo Laurie Berg cho hay đây không phải là trường hợp hiếm gặp.

"Thật không may, những trường hợp như Iris là rất phổ biến đối với du học sinh, những người chấp nhận làm những công việc được trả lương thấp mà họ chỉ có thể tiếp cận được", ông nói.

"Và họ rất ngại việc báo cáo với chính quyền địa phương."

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 6000 sinh viên từ 103 quốc gia và một nửa trong số họ cho biết được trả ít hơn mức lương tối thiểu.

Hơn một phần tư cho biết họ được trả $12 một giờ hoặc ít hơn.

Không chỉ được trả lương thấp, họ còn là đối tượng dễ bị khai thác và lạm dụng hơn cả

Paula đến Úc từ Brazil để học ngành lãnh đạo doanh nghiệp ở Melbourne. Cô cho biết trong quá trình làm việc, cô đã bị quấy rối tình dục.

"Hắn đã đòi được hôn và muốn lấy quần lót của tôi", Paula chia sẻ.

"Tôi đã thẳng thừng từ chối những yêu cầu khiếm nhã đó và yêu cầu được nhận lương của mình."

"Hắn đã tìm cách trừng phạt tôi - đe dọa sẽ đuổi việc và trao vị trí của tôi cho người khác."

Paula đã rời bỏ công việc đó, tuy nhiên cô cảm thấy mình bị ép buộc không được tố cáo.

"Hắn nói hắn là người có sức ảnh hưởng, có nhiều mối quan hệ và đe dọa báo cáo lên Bộ Di trú", cô nói.

Trường hợp của Paula không phải là hiếm gặp ở Úc.

Talita, cũng đến từ Brazil cho biết một nhân viên cao cấp đã tìm cách cưỡng hôn cô và đề nghị trả tiền để được qua đêm với cô.

Cô đã báo cáo việc này lên cấp trên của mình.

Sau đó, Talita bị sa thải và cô đã trở về Brazil.

Rất khó để lấy lại được tiền từ chủ lao động

ABC News đã trao đổi với nhiều sinh viên, và nhận được câu trả lời rằng họ quá sợ hãi để có thể công khai câu chuyện của họ.

"Những sinh viên quốc tế này, những người xa nhà, thường ở một mình, không quen thuộc với hệ thống pháp luật Úc và thật không may, cực kỳ dễ bị lợi dụng bởi giới chủ", tiến sỹ Berg cho hay.

Jonathan - sinh viên kỹ thuật dân dụng Trung Quốc là một trong những trường hợp hiếm hoi được hệ thống pháp luật hỗ trợ.

"Tôi bị nợ lương $6.000 vì họ không trả tôi tiền làm thêm giờ", anh chia sẻ.

"Mặc dù phải mất hai tháng, tuy nhiên tôi đã đạt được một thỏa thuận khi đưa việc này lên chính quyền, và tôi rất hài lòng."

Một sinh viên Trung Quốc khác, Jin, đang đấu tranh để được trả số tiền làm thêm giờ trong ba năm mà cô cho rằng người chủ vẫn đang nợ mình.

"Họ vẫn nợ tôi $10.000", cô nói.

Cô làm việc cho một công ty quảng cáo trong một cửa hàng miễn thuế tại Sân bay Sydney.

Cô đã báo cáo với Ủy ban Công bằng Lao động rằng cô đã được nhà bán lẻ trực tiếp thuê làm công việc tương tự, bao gồm cả việc bán hàng, nhưng được trả ít hơn.

Cô đã nói với chủ của mình rằng cô đáng lẽ phải được nhận mức lương thưởng như trước.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã nói với cô rằng nhân viên của họ không thuộc diện được nhận thưởng thêm giờ.

Fair Work nói với Jin rằng họ không thể điều tra trường hợp của cô cũng như của 16 nhân viên khác. Trong bức thư phản hồi, Fair Work cho biết "đây là một vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến việc liệu nhân viên có thuộc diện nhận thưởng thêm giờ hay không. Để xác định vấn đề này đòi hòi nhiều tháng làm việc, bao gồm nhiều lần đến tận nơi và phỏng vấn."

"Với tình hình dịch bệnh hiện tại, chúng tôi không thể đến nơi làm việc của bạn cũng như phỏng vấn."

"Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã đóng cửa và nhiều khả năng sẽ không mở cửa trở lại trong tương lai."

Chủ cũ của Jin nói với ABC News họ trả lương cho nhân viên theo luật định.

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.