RSS

Sở hữu thẻ tín dụng của nhóm Big Four tại Úc ngày càng nhận được ít lợi ích hơn

22:00 21/07/2018

Người sở hữu thẻ tín dụng của nhóm Big Four (4 ngân hàng lớn tại Úc) sẽ chỉ nhận được 12 đô giá trị trong chương trình hoàn lại nếu chi tiêu 24,000 đô trong một năm.

Phân tích mới của trang web so sánh tài chính Mozo cho thấy giá trị trung bình của hoàn lại thẻ tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng lớn gần như đã biến mất trong hai năm, khi nó đã giảm 96% theo quy định về phí trao đổi của Ngân hàng Dự trữ (RBA).

Trong năm 2016, một khách hàng chi tiêu 24,000 đô một năm sẽ nhận được trung bình 284 đô tiền hoàn lại. Để nhận được cùng một giá trị từ thẻ của họ hiện nay, họ sẽ cần phải chi tiêu 60,000 đô.

"Nếu bạn chi tiêu ít hơn thì con số sẽ tồi tệ hơn, nếu bạn chi tiêu nhiều hơn thì nó sẽ không tệ như vậy, vì vậy nó thực sự còn tùy thuộc," Giám đốc quản lý sản phẩm dữ liệu  của Mozo, ông Peter Marshall nói.

"Điểm chính là hiện giờ điều quan trọng hơn bao giờ hết là mọi người phải biết giá trị họ có được khi được hoàn lại so với số tiền họ sẽ trả để duy trì thẻ là thế nào, và đánh giá xem họ có nhận được những lợi ích hợp lý hay không".

Trong số Big Four, Ngân hàng Commonwealth là tệ nhất, khi một khách hàng với mức chi điển hình hiện nay sẽ bị thiếu 58 đô theo những thay đổi - giá trị thực giảm 127%. Khách hàng của Westpac là đỡ nhất, với giá trị thực là 48 đô, giảm 84%.

Phân tích của Mozo được tính toán dựa trên chi tiêu thẻ tín dụng điển hình là 2,000 đô một tháng, cho mỗi dữ liệu của RBA, với các điểm thưởng giới thiệu và các ưu đãi miễn phí hàng năm sẽ bị loại trừ.

Giá trị thực là giá trị hoàn lại trừ đi khoản phí hàng năm. Nó được tính toán bằng cách tính số điểm có thể kiếm được dựa trên chi tiêu điển hình, sau đó tính toán xem bao nhiêu chuyến bay khứ hồi từ Sydney đến Melbourne có thể được quy đổi.

Năm ngoái, RBA đã giới thiệu những thay đổi làm giảm đáng kể mức phí mà các ngân hàng có thể thu lẫn nhau để xử lý các giao dịch thẻ tín dụng. Các khoản phí này được sử dụng để tài trợ cho các chương trình hoàn lại thẻ tín dụng. Khi tiền cạn kiệt thì khoản hoàn lại cũng thấp đi theo.

Một trong những thay đổi lớn nhất là hầu như tất cả các ngân hàng đã không còn phát hành thẻ đồng hành American Express, bởi vì phí trao đổi thấp hơn đồng nghĩa với việc không còn giá trị trong đó cho các ngân hàng.

Westpac sau đó đã giới thiệu lại nó - đó là lý do tại sao ngân hàng này là tốt nhất trong nhóm Big Four - trong khi Ngân hàng Commonwealth chọn giữ thẻ đồng hành của họ mở cho đến tháng 11 năm 2018, nhưng giảm tỷ lệ kiếm được.

Chủ yếu là do loại bỏ thẻ đồng hành, số điểm mà nhóm người sở hữu thẻ tín dụng của nhóm Big Four có thể kiếm được trong một năm với chi tiêu hàng năm điển hình đã giảm tới 51%, theo phân tích của Mozo.

Ngược lại, chủ sở hữu thẻ American Express độc lập đã lại kiếm thêm được 23% điểm trong một năm dựa trên chi tiêu hàng năm điển hình. American Express không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi bởi vì họ vừa là nhà phát hành thẻ và vừa là người bán.

Nói cách khác, các nhà bán lẻ đã ký một thỏa thuận trực tiếp với American Express để xử lý các giao dịch của họ với một khoản phụ phí. Đó là phụ phí, thay vì phí trao đổi, loại phí tài trợ cho chương trình American Express.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.