Số lượng du học sinh Trung Quốc tại Úc đang giảm dần
Số lượng du học sinh Trung Quốc tại Úc sẽ giảm trong 10 năm tới vì Trung Quốc đang đầu tư vào chính mình để trở thành đối thủ cạnh tranh trong thị trường giáo dục quốc tế “đầy lợi nhuận”. Đó là lời cảnh báo của Giáo sư Ian Jacobs, phó hiệu trưởng Đại học NSW.
Giáo sư Ian Jacobs cho biết số lượng du học sinh Trung Quốc đến Úc đang giảm vì Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các trường đại học và thu hút nhân tài đến nghiên cứu.
Giáo sư Jacobs nói: “Họ đang xây nhiều trường đại học hơn và chất lượng của những trường này đang trở nên tốt hơn rất nhiều một cách nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng giáo dục là tối quan trọng nếu họ muốn trở thành quốc gia công nghệ cao mà họ khao khát.”
Số lượng sinh viên Trung Quốc tới Úc, Anh và Hoa Kỳ sẽ “dần dần suy giảm”, nhưng con số đó có thể được bù đắp bởi các sinh viên từ các quốc gia khác trong bối cảnh “khao khát giáo dục” toàn cầu.
“Nhu cầu du học vẫn rất cao và lượng sinh viên sau đại học đang cao hơn bao giờ hết. Ngày càng nhiều sinh viên từ Trung Quốc muốn có cơ hội học tập nhưng hệ thống giáo dục của họ chưa thể đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng chúng ta sẽ phải đối mặt với một thực tế rằng con số đó sẽ giảm dần”.
Du học sinh từ Trung Quốc chiếm hơn 1/3 số lượng tuyển sinh đại học của Úc. Năm ngoái, có 125.000 sinh viên Trung Quốc, 60% trong số họ nằm trong nhóm 8 trường đại học hàng đầu. Giáo dục quốc tế là lĩnh vực xuất khẩu lớn thứ ba của Úc, trị giá 30,3 tỷ đô la trong năm 2017.
Nhưng năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư 222 tỷ đô la vào giáo dục đại học, chỉ kém chi cho ngân sách quốc phòng 2 tỷ đô la.
Phó hiệu trưởng (phụ trách quốc tế) của Đại học NSW, Laurie Pearcey, cho biết Úc đã “tụt nhẹ” trong bảng xếp hạng môn học các trường đại học thế giới tuần này.
Vào thế kỷ trước, năng lực cạnh tranh toàn cầu được đo bằng ngân sách quốc phòng, nhưng giáo dục mới là chiến trường toàn cầu hiện nay”, ông Pearcey nói.
“Việc trỗi dậy của Trung Quốc khi gia tăng số lượng trường đại học trong top 100 thế giới chỉ ra điều gì tạo nên một siêu cường”, ông nói. “Đây không phải là một cuộc chạy đua vũ trang, đó là một cuộc đua về tri thức và điều đó thực sự thú vị”.
Đại học NSW, giống như các trường đại học hàng đầu khác của Úc như Đại học Sydney, đang tìm cách đa dạng hóa đầu vào bằng cách tăng số lượng sinh viên đến từ các thị trường khác như Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương.
Một số gia đình Ấn Độ giàu có từng tìm đến các trường đại học hàng đầu của Anh và Hoa Kỳ hiện đang tìm kiếm nơi khác cho con họ du học vì những hạn chế việc làm sau khi ra trường ở Anh và sự bất ổn chính trị do Brexit và chính sách của tổng thống Donald Trump.
Theo Giáo sư Jacobs, “những biến động về địa chính trị đang diễn ra như Brexit và chính sách của tổng thống Trump đang ảnh hưởng đến điều đó. Chúng làm cho họ cảm thấy ít được chào đón hơn”.
Với việc Úc có khả năng vượt qua Anh trở thành điểm đến phổ biến thứ hai đối với du học sinh trong năm nay, Đại học NSW cũng đang hướng đến châu Á. “Indonesia là một thị trường lớn”, Giáo sư Jacobs nói. “Tiếp đó là toàn bộ phần còn lại của Châu Á – Thái Bình Dương.”
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trong khu vực, ông Pearcey nói. “Chúng ta đừng quên rằng Trung Quốc đã đầu tư nhiều vốn vào các mục tiêu giáo dục cạnh tranh cho sinh viên quốc tế”, ông nói.
Ông Pearcey tin rằng căng thẳng với Trung Quốc về than nhập khẩu sẽ không ảnh hưởng đến số lượng sinh viên quốc tế đến Úc.
“Hầu hết các du học sinh tự bảo đảm kinh phí, vì vậy chính phủ Trung Quốc sẽ không có cách nào để “ngăn cản” điều đó”.
Nguồn: Vietucnews.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.