RSS

Bowel Cancer Australia hỗ trợ Tuần lễ Không ăn thịt nhằm giảm bớt tỷ lệ Ung thư trực tràng tại Úc

22:00 26/09/2018

Nhân Tuần lễ Không ăn thịt- Meat Free Week chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về chiến dịch trong tuần lễ này, cũng như đưa ra những biện pháp phòng ngừa về căn bệnh ung thư trực tràng, một căn bệnh ung thư phổ biết thứ hai tại Úc và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 15.000 người.

Meat Free Week- Tuần lễ không ăn thịt

Được thành lập bởi hai người Úc là Lainie Towner và Melissa Hobbs vào năm 2013. Mục đích của tuần lễ này là giúp cho những người tiêu thụ thịt có cơ hội để suy nghĩ và thảo luận nhiều hơn về những hậu quả mà thịt đỏ gây ra cho sức khỏe con người. Năm 2018, Chiến dịch Tuần lễ không ăn thịt đã chạy được một chặng đường dài sáu năm, thách thức những người tham gia chiến dịch này bỏ thịt trong bảy ngày, với mục đích gây quỹ để giúp đỡ các nạn nhân bị bệnh ung thư trực tràng, một căn bệnh mà nguyên nhân chính đó chính là do thịt đỏ gây ra.

Trong sáu năm liên tục, chiến dịch tiếp tục phát triển về quy mô và lan rộng tại nhiều địa phương và nước ngoài, trong đó có những quốc gia ủng hộ nhiệt tình như ở Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Là một đối tác y tế của Meat Free Week kể từ năm 2014, Bowel Cancer Australia vẫn tiếp tục hỗ trợ chiến dịch nâng cao nhận thức và gây quỹ để thúc đẩy hành động và thói quen ăn uống trong cuộc sống hằng ngày.

Những người tham gia Tuần lễ không ăn thịt có cơ hội gây quỹ để hỗ trợ các chương trình phòng chống ung thư trực tràng của Tổ chức Bowel Cancer Australia, giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn và cải thiện sức khỏe và phúc lợi của những người sống chung với bệnh ung thư trực tràng.

Những người tham gia cũng có thể đăng ký để gây quỹ cho các tổ chức từ thiện khác của Tuần lễ không ăn thịt như: Meat Free Monday, World Animal Protection, Sustainable Table, Bowel Cancer NZ và Colorectal Cancer Canada…

Vì sao thịt đỏ là nguyên nhân chính gây ung thư 

Có lẽ bạn đã được nghe nhiều về việc ăn các loại thịt đỏ "có thể" làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng theo nhiều chuyên gia từ tổ chức Ung thư Trực tràng Úc thì ăn nhiều thịt đỏ "thực sự" làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê và thịt ngựa. Chế độ ăn chứa nhiều các món này làm tăng nguy cơ ung thư (và nguy cơ đó có thể giảm đi nếu bạn cung cấp đạm cho cơ thể từ nguồn thực vật).

Ở Úc, ung thư trực tràng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 và ảnh hưởng tới cuộc sống của 15.000 người mỗi năm.

Theo tổ chức Ung thư Trực tràng tại Úc, ung thư trực tràng ảnh hưởng tới phụ nữ và đàn ông với tỷ lệ ngang nhau, và đang có xu hướng tăng lên ở những người dưới 50 tuổi.

Theo thống kê cứ khoảng 500g thịt đỏ hoặc các loại thịt chế biến công nghiệp như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích...thì chúng ta nên giảm đi. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư trực tràng tăng 12% nếu bạn tiêu thụ trên 100g thịt đỏ mỗi ngày và 16% cho mỗi 50g thịt đã qua chế biến mỗi ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới đã giảm mức thịt an toàn. Trước đây là 500g nhưng trong lần gần đây nhất họ đã giảm xuống còn 300g".

Nguyên nhân chính của việc ăn nhiều thịt đỏ dẫn tới ung thư trực tràng là do thời gian nó ở lại thành ruột quá lâu. Những chất trong thịt đỏ sẽ dừng ở thành ruột và theo một cách nào đó, nó sẽ tạo sự kích thích lên ruột. Sau đó sẽ làm tang nguy cơ viêm nhiễm, tăng tốc độ thay thế tế bào và tăng nguy cơ ung thư ở khu vực đó.

Ngoài ra cách nấu thịt cũng có ảnh hưởng rất lớn. Vì khi chúng ta nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao như nường xúc xích thì chúng ta sẽ khiến một số chất trong thịt thay đổi.

Dấu hiệu cụ thể để nhận biết ung thư trực tràng, nếu thấy xuất hiện thì cần phải đi xét nghiệm ngay: Chảy máu từ hậu môn, sụt ký vô cớ, hay những dấu hiệu bất thường của đường tiêu hóa cần phải được theo dõi ngay và cần phải được thảo luận với bác sĩ.

Sau đây mời quý vị thính giả lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ Phan Đình Hiệp tại Melbourne về quá trình phát hiện bệnh, quá trình chữa trị cũng như thói quen ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của mỗi cá nhân như thế nào.

Mời quý thính giả xem link dưới đây, sẽ hướng dẫn quý vị lấy mẫu thử tại nhà:

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.