RSS

Tại sao việc “điên cuồng” thu gom sữa bột trẻ em của Úc để bán sang Trung Quốc sẽ khó có thể kết thúc sớm?

13:00 18/05/2018

Việc sản xuất sữa bột trẻ em tại địa phương có thể đã tăng gấp đôi trong năm qua, nhưng những người mua sắm ở Úc dường như không thấy được sự kết thúc của “cơn điên sữa bột” này.

Người mua sắm đang thu gom hết một số nhãn hiệu sữa cụ thể để bán cho khách hàng ở Trung Quốc với giá cao hơn nhiều, khiến nhiều gia đình người Úc và con cái họ phải rơi vào cảnh bị thiếu hụt sữa bột trẻ em.

Danone, hãng sản xuất Aptamil, đã tăng gấp đôi năng lực sản xuất tại nhà máy ở New Zealand, với phần lớn sữa bột trẻ em là được dành cho các siêu thị Úc.

"Ưu tiên của chúng tôi luôn vẫn là đảm bảo các bậc phụ huynh và người chăm sóc tại Úc có thể tiếp cận với các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em của chúng tôi khi họ cần chúng", bà Joanna McCarthy từ Danone nói với nine.com.au.

A2 cũng đã tăng gấp đôi lượng sản xuất loại sữa bột trẻ em cao cấp của họ, nhưng điều đó cũng vẫn là không đủ để đáp ứng nguồn cung.

Người Úc đã chứng kiến ​​vô số những trường hợp siêu thị “thất thủ”, khi khách hàng đã vét sạch các kệ hàng chứa sữa bột trẻ em để bán sang Trung Quốc.

Điều này bất chấp việc nhiều loại sữa bột trẻ em của Úc, New Zealand đã có sẵn trong các cửa hàng ở Trung Quốc.

Vậy tại sao các bà mẹ ở Trung Quốc lại chi nhiều tiền cho sữa bột trẻ em mà họ hoàn toàn có thể mua ở chính quê hương của họ?

Câu trả lời rất đơn giản, họ không tin tưởng nó.

Làm giả sữa bột trẻ em đang là một “ngành” bùng nổ ở Trung Quốc, và có rất nhiều hộp sữa nhái trên kệ trong các siêu thị Trung Quốc.

Thay vào đó, các bậc cha mẹ Trung Quốc đang cẩn thận hơn bằng cách mua sữa bột trẻ em từ các daigou - những người mua hàng mua từ các nhà bán lẻ ở nước ngoài.

Một hộp sữa có thể có giá khoảng 30 đô ở Úc, nhưng có giá bán 100 đô ở Trung Quốc.

Đối với các bậc phụ huynh Trung Quốc cảnh giác, điều quan trọng là sữa Aptamil, A2 Premium hoặc Bellamy's được mua tại các siêu thị của Úc.

Sự thận trọng này là do trong năm 2008, 300,000 em bé đã bị nhiễm độc do sữa bột trẻ em bị nhiễm độc. Có 6 em bé đã t.ử v.o.n.g và 54,000 bé khác phải nhập viện.

Việc nâng cao chính sách chỉ sinh một con của Trung Quốc và nền kinh tế bùng nổ của đất nước này đồng nghĩa với việc sự phổ biến của sữa bột trẻ em của Úc tại đây sẽ khó có thể kết thúc sớm.

Trong khi đó, cả Danone và A2 đều khuyến khích các gia đình Úc mua hàng trực tuyến nếu các siêu thị và cửa hàng dược phẩm hết hàng.

Các cảnh quay mới cho thấy hình ảnh bên trong của một nhà xuất khẩu châu Á đã tiết lộ mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em tại Úc.

Đoạn video do 9News thu được cho thấy có rất nhiều thùng đựng loại sữa bột trẻ em A2 phổ biến tại một cửa hàng xuất khẩu ở ngoại ô, đang chờ đợi để được vận chuyển ra nước ngoài.

Đoạn video đã làm dấy lên sự giận dữ từ các bậc phụ huynh tại Úc, những người đang phải đối mặt với những hạn chế về việc mua sản phẩm sữa bột trẻ em tại các siêu thị của Úc.

Một số siêu thị và cửa hàng dược phẩm đã quyết định lưu trữ các sản phẩm an toàn phía sau quầy thay vì trên kệ, trong một nỗ lực để giữ sản phẩm này cho các bậc phụ huynh thực sự cần nó.

Cô Katherine Graham, người thường xuyên phải ghé thăm một vài cửa hàng để mua sữa bột trẻ em cho cháu của mình, nói rằng cô đã quay phim lại bởi điều này khiến cô tức giận.

"Nó đang đạt đến mức này, khi bạn nhìn vào các kệ hàng trong các siêu thị lớn thì không hề có sữa bột trẻ em trên đó," cô nói.

“Nó làm tôi rất tức giận vì đây là một sản phẩm cần thiết. Nó không phải là một sự xa xỉ, đó là một điều cần thiết. Sữa bột trẻ em là điều cần thiết."

9news đã tiếp cận cửa hàng xuất khẩu ở ngoại ô, và họ xác nhận rằng hàng chục thùng sữa bột đã được đưa đến Trung Quốc.

Cô Jenny Li, người làm việc tại cửa hàng, nói với 9News rằng sữa bột trẻ em rất dễ mua ở đây, và với tư cách là một người mẹ, cô thấy điều này là rất dễ dàng. Cô Jenny nói với 9News rằng bản thân cô không bán lại các loại sữa bột này.

Tuy nhiên, có hàng chục cửa hàng như thế này trên khắp nước Úc, và đó là những người được cấp giấy phép xuất khẩu các sản phẩm thích hợp sang Trung Quốc.

Một phần của vấn đề này là do nhiều gia đình người Trung Quốc cảm thấy sản phẩm của Úc an toàn hơn, sau vụ bê bối sữa năm 2008 tại Trung Quốc khiến ước tính có khoảng 300,000 trẻ em nước này bị bệnh.

Tuy nhiên, nhiều gia đình người Úc, bao gồm cả cô Katherine Graham, tin rằng việc bán lại sữa bột trẻ em ở nước ngoài cần phải dừng lại.

"Con cái chúng ta là tương lai của chúng ta. Chúng ta phải chăm sóc chúng - chúng ta phải cho chúng ăn. Chúng ta không thể tiếp tục vận chuyển thứ này ra nước ngoài nếu chúng ta không có nguồn cung cấp cho con cái của chúng ta."

Theo dòng sự kiện: Úc phải khóa sữa bột trẻ em lại để ngăn chặn tình trạng thu gom bán sang Trung Quốc

Các siêu thị đang buộc phải khóa sữa bột trẻ em phía sau quầy dịch vụ để ngăn chặn người mua thu gom hết loại “tài nguyên quý giá” này.

Một bức ảnh được đăng lên Reddit ngày hôm qua đã cho thấy thông báo tại một cửa hàng Coles, rằng loại sữa bột trẻ em phổ biến là A2 Platinum đã được chuyển đi nơi khác.

"Các dòng sữa bột trẻ em phổ biến giờ đây sẽ có sẵn từ quầy dịch vụ để mang tới cơ hội bình đẳng cho tất cả khách hàng và ngăn chặn hành vi trộm cắp", thông báo này cho biết.

Các hình ảnh khác được News Corp công bố cho thấy sữa bột trẻ em được đặt phía sau bàn dịch vụ, ở phía trên các sản phẩm thuốc lá.

Đây là động thái mới nhất của các nhà bán lẻ để ngăn chặn tình trạng mua gom hết sữa bột trẻ em, khiến các bà mẹ không thể nuôi con nhỏ vì thiếu sữa bột.

Thời gian qua, đã có vô số video cho thấy hình ảnh những người mua sắm “khoắng sạch” siêu thị hoặc cửa hàng dược phẩm địa phương vào đầu buổi sáng để thu gom hết tất cả sữa bột trẻ em chỉ trong vòng vài phút.

Nhu cầu này được thúc đẩy bởi thương mại "daigou" ở Trung Quốc, với hàng ngàn hộp sữa bột trẻ em đã được vận chuyển ra nước ngoài.

Các thương hiệu bao gồm A2, Bellamy’s Organic và Karicare Aptamil là những loại được săn lùng nhiều nhất.

Cha mẹ của những trẻ em dễ bị dị ứng lo sợ rằng họ có thể bị buộc phải tới bệnh viện chỉ để cho con mình ăn, khi sữa bột trẻ em được kê theo toa đã bị người mua Trung Quốc thu gom hết để chuyển về nước.

Sữa bột trẻ em có thể được mua với giá 40 đô cho một lô 8 hộp với một khoản trợ cấp của chương trình PBS, nhưng nó cũng có thể được mua mà không cần toa bác sĩ, với mức giá cao hơn - khoảng 350 đô cho một lô 8 hộp.

Một hộp Alfamino được quảng cáo với giá 70 đô trên trang web Taobao của Trung Quốc.

Đầu năm nay, Giáo sư luật thương mại quốc tế, ông Justin Molban, cho biết việc chênh lệch lớn về giá từ Úc sang Trung Quốc đã dẫn đến động lực lợi nhuận.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.