Tất tần tật về lệnh cấm túi nhựa tại Úc từ 1/7
Trong vòng 1 tháng nữa, các siêu thị sẽ dừng cung cấp túi nhựa miễn phí khi bạn mua hàng tạp phẩm.
Nhưng đừng hoảng sợ.
Dưới đây là những hướng dẫn hữu ích của chúng tôi về mọi thứ bạn càn biết - từ những chiếc túi green bag, greenest bag tại siêu thị, những lựa chọn tốt nhất cho các fashinista và cái gì nhồi nhét vào sọt rác của bạn một khi chiếc túi xám biến mất.
Những chiếc túi nhựa dùng một lần sẽ lỗi thời đến cuối tháng 6. Ảnh: AAP
Thỏa thuận này là gì?
Từ ngày 1/7, Queensland và Tây Úc sẽ cùng với NT, Nam Úc, ACT và Tasmania cấm túi nhựa dùng một lần tại tất cả các cơ sở bán lẻ.
Trong khi không có lệnh cấm bắt buộc tại NSW, những siêu thị lớn như Coles và Woolworths sẽ loại bỏ việc dùng túi nhựa trên toàn quốc vào ngày 30/6.
Tại sao cấm túi nhựa?
Chúng ta đang sử dụng rất nhiều túi nhựa dùng một lần và nó có tác động đến môi trường. Woolworths nói rằng họ đã phát ra 3,2 tỷ túi nhựa tại các cửa hàng của mình trên toàn quốc hàng năm.
Những chiếc túi này cuối cùng được đưa tới bãi c.h.ô.n lấp, thậm chí tệ hơn là trở thành rác xả xuống đại dương. Tại đó, chúng gây ô nhiễm nước và gây hại cho động vật hoang dã. Vậy thì chúng ta sẽ dùng cái gì để mang đồ tạp hóa về nhà?
Các siêu thị sẽ cung cấp rất nhiều lựa chọn, trong đó có những chiếc túi nhựa dày hơn, chắc chắn hơn có giá 15cent/chiếc. Chi phí sẽ sớm tăng lên nếu bạn mua chúng mỗi lần đi mua sắm.
Tin tốt là chúng có thể tái sử dụng, và nếu bị rách, chúng có thể được cả Coles và Woolworths tái chế.
Nhiều lựa chọn bền hơn và cũng đắt hơn.
Coles sẽ cung cấp loại túi đeo chéo, túi giữ nhiệt, túi tote và túi đay, tất cả đều có giá từ $1 đến $3. Woolworths cũng có bán túi tote với giá 99 cent, túi giữ nhiệt giá $2,49.
Coles nói rằng những chiếc túi này được làm từ nhiều chất liệu, bao gồm bông, đay, polypropylene và LDPE/LLDPE.
Tất cả các loại túi này, ngoại trừ túi giữ nhiệt và túi đay, đều có thể được tái chế thông qua các cửa hàng bán chúng.
Tại sao họ không cung cấp túi giấy?
Túi nhựa thực sự được phát minh vào những năm 1970 để giải cứu cây.
Bạn có thể hỏi liệu túi giấy có tốt hơn túi nhựa, một quan niệm sai lầm phổ biến là túi giấy thân thiện với môi trường hơn túi nhựa.
Trong khi chúng có khả năng phân hủy sinh học, việc sản xuất nó lại tốn nhiều nguồn tài nguyên hơn. Và bởi vì giấy tan rã khi bị ướt hoặc có thể bị rách dễ dàng, chúng thường không bền hơn so với những chiếc túi nhựa mỏng dùng một lần.
Loại túi nào thân thiện với môi trường?
Đây là vấn đề phức tạp. Một chiếc túi tái sử dụng chỉ tốt cho môi trường hơn so với một chiếc túi nhựa dùng một lần nếu như nó được dùng lại.
Một nghiên cứu do Giáo sư Karrli Verghese đến từ trường Kiến trúc và Thiết kế tại RMIT, Melbourne, đã nhận thấy việc bạn sử dụng những chiếc túi polypropylene (những chiếc túi mành xanh tại siêu thị) hơn 100 lần thực sự thân thiện với môi trường.
Vậy nên thông điệp là hãy tái sử dụng những cái bạn mua cho tới khi nó bị rách.
REDcycle những chiếc túi có thể tái sử dụng
Hãy chắc chắn bạn tái chế những chiếc túi nhựa 15 cent và một số chiếc túi tái sử dụng khác tại những thùng REDcycle tại siêu thị.
Trong khi bạn ở đó, bạn cũng có thể tái chế các loại nhựa mềm khác như túi đựng bánh mì, túi đựng gạo và pasta, túi bánh kẹo, các lớp lót ngũ cốc và bất cứ loại nhựa nào bạn có thể vò lại. Chỉ cần nhớ giữ lại chúng rồi mang tới cửa hàng trong lần mua sắm tiếp theo.
Những chiếc túi tái chế và nhựa mềm sau đó sẽ biến thành đồ ngoài trời, những chiếc cọc hoặc biển báo cho các trường học, công viên hay những địa điểm công cộng.
REDcycle thậm chí còn sử dụng nhựa tái chế để tạo ra những cây cầu.
Những chai sữa hoặc các hộp nhựa cứng khác không thể tái chế tại siêu thị. Hầu hết nhựa cứng có thể được tái chế thông qua những điểm thu gom ở vỉa hè.
Để biết thêm chi tiết, hãy truy cập redcycle.net.au.
Chiếc túi tái sử dụng thời trang như thế nào?
Chẳng mấy chốc mọi người sẽ mang theo những chiếc túi tái sử dụng, vậy đối với những fashionista, những người muốn nổi bật giữa đám đông, lựa chọn của họ là gì?
Một trong những chiếc túi thân thiện với môi trường nhất, cũng thời trang nhất là một chiếc giỏ mây, Dorothy trong phim Wizard of Oz nghĩ. Và loại túi này thì cực bền.
Người mẫu Anh, Kate Moss, đã được phát hiện khi mang theo một chiếc giỏ mây. Ngôi sao Hollywood, Reece Witherspoon đã đung đưa một chiếc túi rơm - một lựa chọn bền vững khác sử dụng vật liệu tự nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể truy cập trang boomerangbags.org để học cách làm một chiếc túi làm từ quần áo hoặc vải cũ.
Nhưng nếu bạn không có thời gian may vá và vẫn muốn có chiếc túi mang phong cách cổ điển, hãy tìm mua thương hiệu Harper’s Bazaar, có giá giá thấp hơn bữa cả phê sáng của bạn. Hãy ghé trang ecobags.com.
Những gì bạn có thể bỏ vào sọt rác khi không còn túi màu xám?
Vâng, một số nhà môi trường học nói rằng đừng nhồi nhét bất cứ cái gì vào thùng rác.
Rõ ràng, nếu bạn dùng giấy bọc chất thải có mùi rồi bỏ vào sọt rác, mùi sẽ ít hơn khi nó được bọc bằng nhựa.
Sau đó, chỉ cần bỏ tực tiếp sọt rác của gia đình vào thùng rác có bánh xe. Bạn có lẽ cần rửa cả 2 thùng rác thường xuyên.
Giải pháp này có lẽ không phù hợp với tất cả mọi người hoặc những người gom rác bằng tay.
Nhưng nếu bạn cam kết sử dụng lót thùng rác, bạn cần biết chất hữu cơ này có thể bị phân hủy.
Một số hội đồng cho phép rác thải thực phẩm được bỏ vào thùng xanh lá, vậy nên hãy kiểm tra xem quy định của hội đồng chỗ bạn là gì.
Những loại nhựa khác có nhãn "có thể phân hủy" cần được đưa tới những cơ sở chế phân đặc biệt, không được chôn lấp.
Loại nhựa có thể phân hủy này là một tin xấu đối với môi trường bởi chúng sẽ vỡ ra thành những mảnh nhỏ hơn, nó có tác động tiêu cực đến động vật hoang dã.
Lời khuyên cho những chiếc túi tái sử dụng từ chuyên gia:
Val Southam đến từ Keep Australia Beautiful nói rằng một khi bạn mua túi tái sử dụng, bàn cần phải tái sử dụng chúng, có nghĩa là nhớ đến chúng.
Nguồn: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.