RSS

Những người trốn việc, ăn bám ở Cairns đang từ chối công việc tại nông trại, được trả tới $1.000 và miễn thuế khi người dân địa phương tìm kiếm người làm trong tuyệt vọng.

Công việc toàn thời gian ở ngoại ô phía bắc Queensland được trả $55.000/năm mà vẫn không thu hút được người nộp đơn dù đã dược quảng cáo rộng rãi trên Seek và tờ The Cairns Post.

Mặc dù Cairns có tỷ lệ người trẻ thất nghiệp lên đến 15%, ít nhất 6% người dân khu vực này không có việc làm nhưng công việc trên vẫn "ế ẩm".

Những người nước ngoài đến từ Ấn Độ, Philippines đã xin làm công việc này nhưng người dân địa phương lại đang từ chối nó.

Malcom và Jane McGregor nói với tờ Courier Mail rằng họ đang "tuyệt vọng" khi tìm thuê một công nhân nông trường địa phương làm cho nông trại cách Cairns 90km của họ. Nhưng họ chỉ nhận được những đơn xin ứng tuyển của người nước ngoài.

"Điều này gây chán nản, khiến bạn thực sự tức giận", bà McGregor nói với tờ báo.

"Malcolm làm việc 7 ngày/tuần... anh ấy chỉ gặp bọn trẻ được 2 giờ mỗi tuần".

"Chúng tôi cần ai đó có thể là 2IC của Malcolm để chúng tôi có thể nghỉ ngơi".

Gia đình đã phải đưa ông bọn trẻ, đã 83 tuổi và một cụ 72 tuổi đã nghỉ hưu trở lại làm việc.

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tại Cairns vào tháng 1/2018 là 14,5% so với tỷ lệ toàn bang Queensland là 13,3%.

Con số này so với tỷ lệ người trẻ thất nghiệp tại Orange, New South Wales chỉ có 8,5%.

Những tưởng đi du học về sẽ tìm được một công việc lý tưởng với mức lương cao chót vót, nào ngờ nhiều du học sinh ngậm đắng nuốt cay vì ngày này qua tháng khác vẫn không xin được viêc.

Được học tập và sinh sống ở trời Tây một thời gian dài, hưởng nền văn minh tiến bộ, nền giáo dục tiên tiến hàng đầu, du học sinh về Việt Nam với tâm lý chuẩn bị cống hiến cho quê hương, sẵn sàng tâm thế làm việc trong các công ty hàng đầu, các tập đoàn lớn. Về nước ắt hẳn sẽ gặp nhiều điều shock trong cả văn hóa và đời sống hằng ngày, tuy nhiên cái shock lớn nhất mà nhiều du học sinh gặp phải là: "Tại sao tốt nghiệp cử nhân xuất sắc, có bằng thạc sĩ nước ngoài mà các công ty ở Việt Nam vẫn không chịu nhận?"

Có một sự xấu hổ không hề nhẹ khi bạn bè trong nước ra trường có luôn việc làm, thăng tiến ầm ầm nhưng bản thân vẫn ì ạch một chỗ, trốn tránh không dám gặp ai vì cứ gặp là bị hỏi đang làm ở đâu, làm việc gì, lương bao nhiêu?

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng đáng buồn trên?

Đòi hỏi trời ơi đất hỡi

"Tôi học ở Tây về, tôi có kho kiến thức hàng đầu về lĩnh vực tôi đang theo đuổi, tôi có kinh nghiệm thực tập ở các công ty lớn bên kia... vì thế lương của tôi phải gấp 2, gấp 3 lần nhân viên bình thường ở đây."

Tâm lý chung của đa số các bạn du học sinh là thế. Vấn đề này luôn khiến các nhà tuyển dụng đau đầu, vì thực sự mức lương khởi điểm không nói lên điều gì, nếu bạn thực sự có năng lực, lương của bạn sẽ thay đổi và cơ hội thăng tiến rất lớn.

Mức lương mà nhiều du học sinh nhận được cho những tháng đầu tiên đi làm "không bằng nửa tháng làm thêm" ở bên kia. Nếu không kiên nhẫn, chịu khó, sẽ nản ngay lập tức.

Nhiều bạn không chịu làm nhân viên "quèn" ngay những ngày đầu vào công ty vì không muốn ở dưới trướng các bạn ít tuổi hơn nhưng có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Việt Nam. Đòi hỏi làm luôn ở chức trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản lý dự án... khiến cho hầu hết các bạn đều nhận được cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng.

Không hiểu rõ thị trường Việt Nam

Xa Việt Nam quá lâu, khi về nước bạn phải mất một thời gian rất dài, từ nửa năm đến hơn 1 năm để làm quen, vội vàng đi tìm ngay một công việc để rồi bỏ ngang vì cảm thấy không phù hợp với văn hóa làm việc ở đây là lý do phổ biến nhất cho việc nhiều du học sinh mãi chưa có việc làm.

Nguyễn Thanh Phước, thạc sĩ tốt nghiệp tại Birmingham, Anh chia sẻ: "Nhiều môi trường làm việc ở Việt Nam coi trọng tuổi tác và thâm niên hơn khả năng làm việc khiến tôi cảm thấy lạc lõng, không thể hòa nhập. Nhân viên cũng ngại tiếp xúc với tôi vì mỗi lần tôi có ý kiến là họ lại bảo lấy mác du học ra để dọa."

Nhiều môi trường làm việc ở Việt Nam bây giờ rất năng động, tiến bộ, tuy nhiên du học sinh thường có tâm lý "không bằng bên kia" nên trong đầu mặc định nó không phù hợp, không xứng với mình mặc dù chưa được trải nghiệm.

Thiếu kinh nghiệm thực tiễn

Thực sự bây giờ đi làm điều mọi người đánh giá cao là kinh nghiệm làm việc chứ không phải bằng cấp. Tốt nghiệp loại giỏi hay loại xuất sắc, có bằng thạc sĩ hay cử nhân thì tất cả cũng chỉ trên giấy tờ, nếu không có kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực bạn theo đuổi thì khó có công ty nào nhận làm.

Nhiều du học sinh đi học chỉ chăm chăm suốt ngày... học, không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm, điểm số cao nhưng kinh nghiệm, kỹ năng không có trở thành một điểm trừ lớn trong hồ sơ xin việc.

Một bộ phận khác lại chỉ miệt mài đi làm thêm, đặc biệt là du học sinh các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, để khi tốt nghiệp về nước vẫn không có tý kiến thức nào, kinh nghiệm làm thêm cũng không áp dụng được khi nhiều bạn đăng ký du học ngành kỹ sư nhưng công việc làm thêm lại là bán hàng trong cửa hàng ăn nhanh.

Một du học sinh học ngành dầu khí tại Nga, bị nhà tuyển dụng đánh trượt vì lí do không thể ngờ: Không thể nêu ra được những hiểu biết cơ bản về cảng Vũng Tàu!

Câu chuyện du học đi đi rồi về, về rồi lại ra đi hằng năm vẫn luôn là một đề tài nóng. Nếu có khả năng, có năng lực, các nhà tuyển dụng sẽ trải thảm đỏ chào đón du học sinh. Chỉ cần nhìn nhận lại bản thân, xem xét kỹ thị trường, bớt cái tôi lại... thì cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở, vì Việt Nam luôn chào đón những du học sinh quay về cống hiến cho quê hương.

Điều cốt lõi cuối cùng, trước khi đi du học, nên xác định rõ không phải bạn đi học cái gì, học ở đâu mà là học xong để làm gì và phải biết rèn luyện kĩ năng mềm, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chọn học để về nước có thể tự tin ứng tuyển vào bất cứ nơi đâu.

Theo Trí thức trẻ

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.