RSS

Thêm Perth thử nghiệm công nghệ nhận diện giám sát người dân

11:00 14/06/2019

Sau NSW, Victoria và Queensland, Perth là tiểu bang thứ tư thử nghiệm công nghệ nhận diện gương mặt tại sân vận động. Việc thử nghiệm hệ thống camera nhận dạng khuôn mặt ở trung tâm thành phố Perth đã dấy lên mối quan ngại liệu chính phủ có đang âm thầm sử dụng công nghệ này để giám sát người dân của họ.

Cách đây không lâu, việc Trung Quốc tiên phong sử dụng hệ thống nhận diện gương mặt nhằm kiểm soát công dân đến mức tối đa gây nhiều tranh cãi và bức xúc.

Với hệ thống camera rộng lớn của cả nhà nước lẫn tư nhân, Trung Quốc đang kết hợp với cơ sở dữ liệu hình ảnh của hơn 1,4 tỷ dân để phát triển hệ thống nhận diện khuôn mặt phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Bằng hệ thống này, một người nào đó có thể bị phát hiện chỉ vài giây, tỷ lệ chính xác lên đến 90%. 

Mới đây tại Úc, việc kích hoạt hệ thống camera nhận dạng khuôn mặt mới ở khu vực trung tâm thành phố Perth đã dấy lên mối quan ngại liệu chính phủ có đang âm thầm sử dụng công nghệ này để giám sát người dân của họ.

Công nghệ camera nhận diện gần đây đã được triển khai ở vùng duyên hải phía tây và phía đông nước Úc mà hầu như chưa được tham khảo qua với công chúng.

Các chuyên gia pháp lý nói rằng công chúng phải tham gia tranh luận về việc họ có muốn công nghệ hiện đại này đặt trong thành phố của mình hay không và những ảnh hưởng nó có thể gây ra trong đời sống hằng ngày của mình.

Trung tâm thành phố Perth vừa triển khai thử nghiệm công nghệ này trong 12 tháng với hơn 30 cameras quan sát được lắp đặt ở phía Đông của Perth, nhưng chỉ ba máy trong số đó có thể được kích hoạt hệ thống nhận diện bất cứ lúc nào.

Cả thị trưởng và hội đồng thành phố đều từ chối cung cấp thông tin chính xác những vị trí có gắn camera nhận diện để giám sát người dân với "lý do an ninh".

arrivals hall

Đặt cameras nhận diện nhưng không thông báo

Tuần qua, truyền thông cũng cho người hâm mộ thể thao và người yêu hòa nhạc ở Queensland biết rằng họ bị theo dõi bằng hệ thống nhận diện tại các sân vận động lớn.

Còn ở Perth, biển báo tại các sân vận động chỉ cho người dân biết rằng họ sẽ bị giám sát qua CCTV nhưng không hề đề cập đến việc công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể được cảnh sát sử dụng.

Công nghệ quét và lưu trữ các đặc điểm nhân dạng là những dữ liệu độc đáo.

Những dữ liệu này sau đó được ghép với hình ảnh - ví dụ: hình được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học của Chính phủ Liên bang, bao gồm giấy phép lái xe, chiếu khán và những thông tin thu thập được từ các tài khoản truyền thông xã hội.

Thật ra, công nghệ này đã được sử dụng từ lâu bởi các tập đoàn tư nhân lớn trên thế giới, nổi bật nhất là Facebook, Amazon và Apple.

Đây cũng là công cụ hỗ trợ an ninh quốc gia được Lực lượng Biên phòng Úc sử dụng tại các trạm kiểm soát hải quan ở phi trường.

Tuy nhiên, tiến sĩ Monique Mann từ Tổ chức Bảo mật Úc quan ngại việc gia tăng sử dụng thiết bị này như một công cụ giám sát công chúng.

‘Mọi người có thể sẽ chẳng còn làm những việc mà họ thường làm nữa bởi lo ngại họ đang bị giám sát và theo dõi khắp mọi nơi.’

Bảo vệ an toàn hay vi phạm quyền riêng tư?

Những cuộc tranh luận đã diễn ra trên khắp thế giới về việc sử dụng công nghệ nhận diện của các chính phủ dân chủ. Trọng tâm của các buổi tranh luận đều hướng đến việc bảo vệ quyền riêng tư khỏi lợi ích chung của an toàn cộng đồng.

Tại Anh, một người đàn ông đã kiện cảnh sát ở South Wales do vi phạm nhân quyền bằng cách lấy dữ liệu nhân dạng mà không có sự đồng ý của anh ta.

Tháng trước, San Francisco đã trở thành thành phố lớn đầu tiên của Hoa Kỳ cấm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, với lý do lo ngại về quyền tự do dân sự.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong số 10 kết quả nhận diện, chỉ có từ một đến ba là chính xác. Các kết quả nhận diện trả về không chính xác đối với phụ nữ và người dân da màu.

Tiến sĩ Monique Mann, nghiên cứu về công nghệ và quy định của Đại học Queensland, cho biết việc triển khai các thiết bị cameras nhận diện tại các địa điểm công cộng đã đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Phó giáo sư Julia Powles của trường Đại học Tây Úc nói rằng chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc và cùng bàn luận về viễn cảnh thành phố mà chúng ta đang sống sẽ ra sao nếu như mọi người đều bị giám sát như thế này.

“Đó là một tầm nhìn hạn chế khi tất cả mọi người sống ở đô thị đều bị giám sát. Điều đó thật lố bịch", bà nói.

Cả Tiến sĩ Mann và Phó giáo sư Powles đều cho rằng có rất ít bằng chứng cho thấy công nghệ này hỗ trợ việc ngăn chặn tội phạm.

Dữ liệu sẽ bị xóa sau 31 ngày

Giám đốc quản lý phát triển hoạt động kinh tế của Thành phố Perth Daniel High cho biết công nghệ này sẽ chỉ được kích hoạt theo yêu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật, như Cảnh sát Liên bang Úc hoặc Cảnh sát Tây Úc.

Ông nói chỉ có những thành viên trong nhóm bảo vệ an toàn cộng đồng và cơ quan thực thi pháp luật mới có quyền truy cập vào dữ liệu và chúng sẽ bị xóa sau 31 ngày.

Australia v England - Fifth Test: Day 1

Công nghệ này có thể là một công cụ thi hành pháp luật mạnh mẽ, đặc biệt trong việc giám sát các sự kiện lớn tại Sân vận động Perth.

"Chúng tôi cảm thấy điều này sẽ cho phép chúng tôi phản ứng nhanh hơn trong việc bảo vệ an toàn cho cộng đồng và cũng giúp chúng tôi hành động trước các tình huống như trẻ em mất tích một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn", ông phát biểu.

Ông High nói rằng thông báo về công nghệ nhận diện đã được phổ biến với công chúng và họ đang tiến hành thử nghiệm này trên toàn bộ khu vực một cách công khai.

Giáo sư luật hình sự học của Đại học Monash, Liz Campbell, cho biết trong khi công nghệ này mang lại lợi ích, bao gồm việc giám sát những đám đông lớn nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố, đây vẫn là một hệ thống mới gặp những thách thức về tính chính xác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong số 10 kết quả nhận diện, chỉ có từ một đến ba là chính xác. Các kết quả nhận diện trả về không chính xác đối với phụ nữ và người dân da màu.

"Có thể xảy ra trường hợp là người nào đó sẽ bị nhận diện nhầm và có thể bị cảnh sát bắt nhầm do kết quả nhận diện thiếu chính xác."

Ông High cho biết tất cả các cameras sẽ được theo dõi tại trung tâm giám sát và được kích hoạt bởi các nhân viên bảo vệ an toàn cộng đồng thành phố và một sĩ quan Cảnh sát Tây Úc.

Phát ngôn viên của Cảnh sát Tây Úc cho biết không có danh sách những người bị theo dõi và từ chối tiết lộ liệu họ có lắp đặt thiết bị nhận diện ở những vùng khác hay không.

Bà cho biết các camera quan sát của Thành phố Perth đã được sử dụng cho mục đích điều tra, truy tố tội phạm, thực thi luật pháp và giám sát những nghi ngờ về an toàn được xác định bởi cảnh sát hoặc chính quyền.

“Thời điểm này, phần mềm nhận diện gương mặt chỉ được dùng để tìm ra những dấu hiệu và hành vi bất thường trong đám đông (ví dụ như những chiếc túi 'đáng ngờ' bị bỏ lại hoặc các đám đông xếp hàng dài)”, bà cho biết.

Nếu thử nghiệm thành công, công nghệ này có thể được triển khai cho tất cả 480 cameras quan sát trong hệ thống toàn trung tâm thành phố Perth.

Được biết, kết quả thử nghiệm sẽ được công bố công khai.

Perth là tiểu bang thứ tư, nối gót NSW, Victoria và Queensland thử nghiệm công nghệ nhận diện gương mặt tại sân vận động.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.