Thổ dân bản địa Úc ảnh hưởng nặng nề do bụi phóng xạ của Anh 65 năm trước
Những người tiếp xúc với sương mù đen sau đó nói với các nhà điều tra, rằng nó gây ngứa mắt, phát ban ở da, một số người bị nôn và tiêu chảy.
Các thử nghiệm hạt nhân của Anh trên lục địa Úc 65 năm trước phát tán lượng lớn phóng xạ mà không được xử lý. Điều đó khiến nhiều thế hệ người bản địa chịu di chứng nặng nề.
Yami Lester mới 12 tuổi khi làn sương mù đen bí ẩn tấn công làng Walatinna, tỉnh Maralinga, Úc. Sáng sớm ngày 15/10/1953, Lester nghe thấy một tiếng nổ lớn từ đằng xa. Không lâu sau đó, một đám mây đen bí ẩn trôi thấp trên mặt đất. Nó trông như một cơn bão bụi di chuyển chậm, kèm theo mùi rất khó chịu.
Walatinna, một khu vực hẻo lánh nằm ở phía nam Úc, nơi được xem là “khu vực khó chịu” đối với người da trắng đến từ châu Âu. Đây là nơi sinh sống của người bản địa, gồm bộ lạc của Lester. Khi đám mây đen bí ẩn rơi xuống những ngôi nhà ở Walatinna, người lớn tuổi trong bộ lạc đã tìm cách ngăn chặn nó, họ nghĩ rằng đó là một loại khí độc và họ đã đúng.
Những người tiếp xúc với sương mù đen sau đó nói với các nhà điều tra, rằng nó gây ngứa mắt, phát ban ở da, một số người bị nôn và tiêu chảy. Phải mất gần 30 năm cho đến khi nguyên nhân gây ra sương mù đen được công nhận là do thử nghiệm hạt nhân Totem I của Anh, dù thổ dân bản địa đã tuyên bố điều này vài năm sau đó.
Totem I là một trong những thử nghiệm hạt nhân do Anh thực hiện ở Úc giai đoạn 1950-1960. Ngày nay, đã 65 năm kể từ vụ nổ hạt nhân Totem I, di sản phóng xạ vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân ở phía nam Úc và xa hơn.
Chính phủ chấp thuận vô điều kiện
Úc không phải là lựa chọn đầu tiên của Vương quốc Anh về khu vực thử nghiệm hạt nhân. Các nhà khoa học Anh đã tham gia vào Dự án Manhattan của Mỹ trong Thế chiến II. Họ kỳ vọng có thể hợp tác với Washington để thử nghiệm vũ khí hạt nhân riêng của mình trên đất Mỹ.
Tuy nhiên, khi điệp viên Liên Xô xâm nhập vào chương trình hạt nhân của Mỹ, Washington đã thông qua đạo luật McMahon, hạn chế việc chia sẻ thông tin hạt nhân với các nước khác và yêu cầu London tìm khu vực khác để thử nghiệm hạt nhân.
“Cuối cùng họ đã chọn Úc, nơi đem lại nhiều lợi ích”, Elizabeth Tynan, tác giả cuốn sách “Sấm nguyên tử: Câu chuyện Maralinga”, một cuốn sách viết về các thử nghiệm hạt nhân trên đất Úc, nói với CNN.
Các điều kiện thuận lợi cho Anh, gồm một chính phủ được cho là “dễ dãi” dưới thời Thủ tướng Robert Menzies và những vùng đất rộng lớn ít người ở để tiến hành thử nghiệm. Tháng 9/1950, Thủ tướng Anh Clement Attlee gửi một thông điệp bí mật cho Menzies, hỏi liệu chính phủ Úc có đồng ý về mặt nguyên tắc, rằng vũ khí hạt nhân đầu tiên của Anh sẽ được thử nghiệm trên đất Úc hay không.
Theo một cuộc điều tra của Ủy ban Hoàng gia Úc, Thủ tướng Menzies ngay lập tức đồng ý với đề xuất mà không cần tham khảo ý kiến của bất kỳ ai trong nội các, hay Quốc hội. Thật vậy, cho đến vài tuần trước thử nghiệm đầu tiên, chỉ có 3 bộ trưởng trong chính phủ biết về điều này.
“Sự nhiệt tình của Thủ tướng Menzies đối với bom hạt nhân của Anh không hoàn toàn là một đặc trưng của chủ nghĩa nịnh bợ, mặc dù điều này chắc chắc là một yếu tố. Lãnh đạo Úc lúc đó nhìn thấy bom hạt nhân là một lợi thế cho đất nước. Úc là một trong những quốc gia có trữ lượng uranium lớn”, Tynan nói.
Ngày 3/10/1952, quả bom hạt nhân đầu tiên của Anh được kích nổ ngoài khơi quần đảo Montebello, một quần đảo nhỏ ở tây bắc Úc, đưa Anh trở thành quốc gia thứ 3 sau Mỹ và Liên Xô sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Xem thường thổ dân
Các nhà hoạch định của Anh không hài lòng với thử nghiệm đầu tiên tại quần đảo Montebello. Thậm chí trước khi thử nghiệm đầu tiên được tiến hành, họ đã tìm kiếm địa điểm khác nằm trong lục địa Úc, nơi họ có thể bảo mật và tự chủ hơn.
Họ đã chọn một vị trí trong sa mạc Victoria Great, cách thị trấn gần nhất là Woomera khoảng 480 km, nơi họ gọi là bãi thử Emu. Ngày 15/10/1953, thử nghiệm Totem I được kích nổ lần đầu trên lục địa Úc và bắt đầu gieo rắc cái chết chậm đối với người dân, đặc biệt là thổ dân, những người ở đáy xã hội vào thời điểm đó.
Thử nghiệm Totem I diễn ra không như dự kiến. Vụ nổ có công suất 9,1 kiloton tạo ra đám mây hình nấm cao 4.500 m và bụi phóng xạ lan rộng hơn so với dự kiến. Ủy ban Hoàng gia sau đó phát hiện thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện gió không phù hợp. Những quan chức Anh phụ trách thử nghiệm không xem xét tác động đối với người dân sống gần đó.
Ernest Titterton, nhà vật lý hạt nhân Anh, phụ trách việc thử nghiệm ở Úc thậm chí còn tuyên bố rằng nếu người dân bản địa có vấn đề với chính phủ, họ nên đi bỏ phiếu, trong khi đó thổ dân không có đầy đủ quyền chính trị cho đến năm 1967.
Thậm chí, một quan chức cấp cao khác còn gửi thư lên cấp trên phàn nàn về việc WB MacDougall, một viên chức địa phương đã cố gắng bảo vệ thổ dân, rằng việc làm của ông là “đặt lợi ích của người bản địa lên trên những người thuộc Liên hiệp Anh”.
“Tác hại đối với người bản địa là một trong những khía cạnh đáng xấu hổ của các thử nghiệm, không một nơi nào trong hồ sơ của Anh có dấu hiệu, dù chỉ là mối quan tâm nhỏ nhất đối với thổ dân”, tác giả Tynan nói.
Những người phụ trách dự án của Anh không bận tâm đến an toàn của người bản địa. Chính phủ Úc thì bưng bít mọi thông tin về tác động nguy hiểm đối với người dân bản địa gần khu thử nghiệm, trong khi người da trắng ở những vùng khác tỏ ra hân hoan về các vụ nổ hạt nhân trên lục địa Úc.
Mãi cho đến cuối những năm 1970, những tiết lộ động trời về thử nghiệm hạt nhân của Anh ở Úc và thái độ miệt thị thổ dân của những người giám sát chương trình được công bố, người da trắng Úc khi đó mới thay đổi thái độ và các cuộc điều tra độc lập mới được tiến hành.
Anh rời Úc với bản báo cáo giả
Sự thay đổi của người dân đối với các thử nghiệm hạt nhân của Anh bắt đầu khi một báo cáo của Bộ Quốc phòng Úc bị rò rỉ cho báo chí. Bộ Quốc phòng Úc cảnh báo một lượng lớn plutonium còn sót lại ở Maralinga có thể trở thành mục tiêu cho khủng bố.
Điều này hoàn toàn trái ngược với báo cáo do nhà vật lý người Anh Noah Pearce đệ trình lên chính phủ Úc vào năm 1968, rằng lượng plutonium còn sót lại đã được chôn lấp đúng cách và không gây ra rủi ro đáng kể nào.
Năm đó, chính phủ Úc đã đồng ý giải phóng Vương quốc Anh khỏi gần như mọi trách nhiệm liên quan đến thử nghiệm, với niềm tin "mù quáng" rằng người Anh đã hoàn thành việc tẩy độc và thu gom các mảnh vụn từ vụ nổ để làm hài lòng chính phủ Úc.
Những năm cuối 1970, Canberra cuối cùng đã tiến hành cuộc khảo sát riêng trên khu vực thử nghiệm Maralinga và các nhà khoa học đã bị sốc bởi những gì họ tìm thấy. “Họ vẫn nghĩ rằng báo cáo của Pearce là chính xác cho đến khi kim đồng hồ trên bộ đếm Geiger (một thiết bị đo phóng xạ) tăng không ngừng”, Tynan, người đã phỏng vấn các thanh sát viên nói.
Họ không mặc đồ bảo hộ khi kiểm tra khu vực, thậm chí còn đá những mảnh vụn plutonium bằng chân. Báo cáo sau đó cho biết khoảng 25.000 đến 50.000 mảnh vụn plutonium còn sót lại trên khu vực thử nghiệm, con số này có thể tăng gấp đôi vì rất nhiều mãnh vụ có thể bị vùi trong đất.
Các thông số đo được bãi thử Emu và quần đảo Montebello cho thấy chỉ số phóng xạ ở mức nguy hiểm. Ngoài các nhân viên quân sự Anh, hàng nghìn người Úc bị phơi nhiễm phóng xạ.
Chính phủ Úc phải gấp rút tiến hành chiến dịch tẩy độc khu vực Maralinga, tiêu tốn khoảng 108 triệu USD. Năm 1993, chính phủ Anh đồng ý trả cho Úc 30 triệu USD (699 tỷ đồng) để bồi thường. Chính phủ Úc sau đó chi trả 9 triệu USD (209.7 tỷ đồng) cho cộng đồng người bản xứ ở Maralinga. Mãi đến năm 2009, các chỉ số ô nhiễm phóng xạ ở khu vực Maralinga mới được cải thiện nhưng vẫn không an toàn để sinh sống.
Tác hại của thử nghiệm đối với người bản địa đã được công nhận, nhưng sự quan tâm của chính phủ và dư luận Úc đối với họ là “quá muộn màng”. 65 trôi qua, nhiều thế hệ người bản địa sinh ra với di chứng nặng nề do phóng xạ từ thử nghiệm.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.