RSS

Thức ăn nhanh tại Úc chứa nhiều muối

19:00 06/03/2019

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy trẻ em Úc thường tiêu thụ mức độ muối tối đa trong cả ngày chỉ trong một món ăn nhanh hay fastfood mà thôi.

Nhiều nhà dinh dưỡng lập lại lời kêu gọi chính phủ phải hành động để giới hạn lượng muối cùng với các thành phần thực phẩm có hại khác trong thức ăn cho trẻ em.

Phúc trình mới nhất cho thấy, có 80 phần trăm trẻ em Úc ăn quá nhiều lượng muối cần thiết.

Với các loại thức ăn nhanh cho trẻ em, vốn không được nổi tiếng là sự chọn lựa lành mạnh đầu tiên cho các trẻ, đã cho thấy các thực phẩm nầy mặn hơn ở Úc, so với các nơi khác trên thế giới.

Việc ăn quá mặn do dùng nhiều muối, có thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao, vốn là yếu tố quan trọng đối với các cơn trụy tim, tai biến và bệnh về thận nữa.

Cuộc nghiên cứu tìm thấy các em gia tăng huyết áp, có thể tiếp tục chịu đựng tình trạng nầy khi lớn lên.

Việc nầy gây nhiều quan ngại về mặt sức khỏe với mức độ béo phì, khi cứ 4 trẻ em tại Úc thì có một em hiện được xếp hạng là béo phì.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu và là chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng Clare Farrand, thuộc Viện George về Sức khỏe Toàn cầu.

Bà cho biết, việc tiêu thụ nhiều muối phần lớn là do người ta ăn nhiều loại thức ăn nhanh, cùng với những thực phẩm biến chế quá kỹ trong ngày.

“Vì vậy môi trường thực phẩm của chúng ta phần lớn quyết định loại thực phẩm nào chúng ta ăn vào và chúng ta đều biết, là chúng ta tiếp tục bị tấn công bằng các quảng cáo về các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là những loại thực phẩm không lành mạnh".

"Các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cũng như thức ăn nhanh, thường mua được dễ dàng do chúng rất rẻ và hợp túi tiền".

"Chúng phần lớn qui định số lượng muối mà chúng ta ăn vào, bởi vì muối được giấu trong các thực phẩm biến chế nầy”, Claire Farrand.

Đồng tác giả bản phúc trình là tổ chức VicHealth, một cơ quan y tế của chính phủ Victoria, cùng Viện Tim Mạch Úc châu.

Bà Jenny Reimers là một chuyên gia chuyên về ăn uống, của tổ chức Victoria Health.

Bà cho biết, những người nghèo thường chấp nhận những thức ăn có rất ít dinh dưỡng.

“Chế độ dinh dưỡng rõ ràng là thay đổi theo tình trạng kinh tế xã hội của các nhóm dân số khác nhau".

"Vì vậy chúng ta đã thấy một cách tổng quát đây là một tình trạng nói chung, là chế độ dinh dưỡng kém cỏi tại những nơi cuộc sống của họ gặp nhiều bất lợi”, Jenny Reimers.

Trong khi các khó khăn về việc ăn nhiều muối là một vấn nạn trên toàn nước Úc, bà Reimers cho rằng loại thực phẩm được tiêu thụ nhiều tại Úc, với các cộng đồng trở nên hướng về sắc tộc và tôn giáo hơn, cũng góp phần vào vấn đề nầy, chẳng hạn như các loại nước tương vốn có nhiều muối.

Thế nhưng bà Reimers nói rằng, các loại thực phẩm nầy cũng đang trở thành một phần giải pháp của vấn đề.

“Tôi nghĩ các thực phẩm đó là một phần trong giải pháp, chúng tôi thực sự nêu lên một vài nghiên cứu hồi năm rồi đối với các loại sốt theo kiểu Á châu, trong đó chúng tôi tìm thấy có nhiều chất muối".

"Thế nhưng quí vị cũng thấy các loại giảm bớt muối được bán trên thị trường, vì vậy quí vị thấy những cải sửa nầy trong hệ thống cung cấp thực phẩm của chúng ta, nhằm bắt đầu đáp ứng với lời kêu gọi nầy, trong việc thực hiện một loạt các sản phẩm lành mạnh hơn, trên các kệ hàng tại những siêu thị của chúng ta”, Jenny Reimers.

"Vì vậy các loại chương trình nầy thực rất cần thiết, thế nhưng chúng không thể làm công việc trên toàn cầu, là thay đổi cả tiến trình cung cấp các loại thực phẩm biến chế cho được”, Jenny Farrand. 

Tuy nhiên một phần lớn hơn của giải pháp, theo bà Reimers là sự can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như sự kiện đã được thực hiện tại Anh quốc, qua các giới hạn về thành phần thực phẩm, như muối chẳng hạn.

“Rõ ràng là nước Úc cần một chương trình cải tổ toàn diện, điều đó có nghĩa là, theo cách nói thông thường, có những mục tiêu đề ra cho các loại dinh dưỡng như muối chẳng hạn, như thêm muối và các chất mỡ bảo hòa".

"Tại Anh quốc, đã có một chương trình rất tốt, khi họ đặt mục tiêu về muối".

"Đó là lý do vì sao chúng ta thấy được và so sánh giữa loại thức ăn nhanh cho trẻ em tại Úc với những gì tại Anh quốc, thì hầu hết đều ít muối hơn với thức ăn của Anh".

"Các mục tiêu đã tỏ ra hữu hiệu và chúng ta cần điều nầy tại Úc”,Jenny Reimers.

Bà Reimers vạch ra rằng, con người không tự nhiên thèm nhiều thực phẩm có chất mặn, vì vậy vị giác của con người trong việc nầy đã dựa trên sự trình diễn, như các lọ muối có sẵn trên bàn.

Bà cho biết đó là lý do quan trọng, khi các bậc cha mẹ giới hạn các thực phẩm có muối cho con cái.

Bà Farrand cũng kêu gọi, có một giải pháp đặt căn bản trên thị trường, với việc nhà cầm quyền cùng cộng tác với các kỹ nghệ thực phẩm.

“Thị trường thực phẩm đề ra hàng trăm ngàn chọn lựa khác nhau, về các loại thực phẩm đóng góp hay biến chế quá kỹ".

"Vì vậy những gì chúng ta thực sự cần đến, là vận động với ngành kỹ nghệ thực phẩm và yêu cầu họ ghi rõ công thức chế biến thực phẩm, để họ sản xuất các thực phẩm lành mạnh cho mọi người”, Claire Farrand.

Việc công bố bản phúc trình diễn ra, khi chính phủ liên bang hé lộ một chính sách thực phẩm lành mạnh cho trẻ em.

Nếu thắng cử trong cuộc bầu cử sắp tới, đảng Lao động cho biết sẽ phục hồi việc tài trợ cho chương trình Vườn Rau Stephanie Alexander, vốn đã được tài trợ khi Lao động còn nắm quyền.

Chương trình nầy huấn luyện cho trẻ em về việc, làm thế nào để trồng rau quả, rồi dùng chúng để làm những bữa ăn lành mạnh.

Bà Reimers cho biết, đó là một ý tưởng tốt để dạy cho trẻ em, về việc cung cấp thực phẩm lành mạnh.

Thế nhưng bà cũng cảnh cáo rằng, trận chiến chống lại các thực phẩm không lành mạnh, vẫn là một vấn đề toàn cầu.

“Nhiều trẻ em tin rằng loại thức ăn đó là từ các siêu thị. Các sản phẩm tươi sống thường tự nhiên có mức độ thấp về các khó khăn thường gặp, như nhiều muối hay thêm đường, cũng như các loại mỡ bảo hòa".

"Vì vậy các loại chương trình nầy thực rất cần thiết, thế nhưng chúng không thể làm công việc trên toàn cầu, là thay đổi cả tiến trình cung cấp các loại thực phẩm biến chế cho được”, Jenny Farrand.

Đó là một vấn đề toàn cầu mà nhiều phần, hiện được tìm kiếm các giải pháp tại địa phương.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.