RSS

Tìm hiểu về quy định giám hộ du học sinh Úc dưới 18 tuổi phụ huynh nên nắm rõ

09:00 19/04/2018

Quy định giám hộ du học sinh Úc không phải ai cũng hiểu rõ, nắm được điều kiện, vai trò và quyền lợi của người giám hộ, cha mẹ muốn làm người giám hộ cần visa gì?

Theo luật của Bộ di trú Úc, học sinh phải ít nhất 6 tuổi (tính theo ngày sinh) thì mới có thể nộp visa xin du học Úc và những học ở độ tuổi từ 6-18 khi đi du học cần phải có một người giám hộ du học Úc trong suốt thời gian học tập tại Úc. 

Quy định giám hộ du học sinh Úc dưới 18 tuổi

Người giám hộ (guardian) sẽ là người có trách nhiệm pháp lý đối với du học sinh ở Úc bắt đầu tính từ ngày nhập học cho đến ngày học sinh đủ 18 tuổi, hoặc kết thúc khoá học (nếu kết thúc khoá học trước khi đủ 18 tuổi).

Nhiệm vụ của người giám hộ du học sinh Úc

•    Hỗ trợ học sinh tìm nhà, thương thảo với gia đình cho thuê nhà

•    Liên lạc, kết nối giữa gia đình – nhà trường – học sinh; học sinh – chủ nhà – gia đình tại Việt Nam

•    Đại diện cho cha mẹ học sinh làm việc với nhà trường trong các vấn đề về chuyên cần, đạo đức, thái độ học tập của học sinh trong thời gian học

•    Cung cấp thông tin về thành tích học tập cho cha mẹ học sinh đồng thời thảo luận với học sinh trong trường hợp gặp khó khăn với môn học

•    Hỗ trợ học sinh 24/7 với mọi thắc mắc và giúp đỡ học sinh trên mọi vấn đề để đảm bảo điều kiện sống và học tập tốt nhất

•    Đảm bảo học sinh nắm được các nguyên tắc về an toàn và an ninh

Điều kiện để trở thành người giám hộ du học sinh Úc

 – Là cha mẹ học sinh, hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh ở Việt Nam. Để có thể trở thành người giám hộ hợp pháp của học sinh ở Úc, người này phải có giấy uỷ quyền của cha mẹ học sinh và phải lớn hơn 21 tuổi. 

– Có khả năng cung cấp nơi ở, lệ phí sinh hoạt và những sự hỗ trợ khác cho học sinh.

– Người giám hộ phải có nhân cách tốt, được cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ở Việt Nam đề cử và được bộ di trú chấp nhận. Người giám hộ có thể là họ hàng của học sinh: ông bà nội ngoại, cô, dì, chú, cậu, bác, anh, chị, em, cháu trai, cháu gái, v..v…

– Bên cạnh đó, học sinh có thể được trường sắp xếp người giám hộ. Homestay (ở nhà của người bản xứ) là một trong những cách mà trường sắp xếp người giám hộ cho học sinh. Người giám hộ cũng có thể là bạn bè của gia đình, hay là họ hàng xa. Người này phải trên 25 tuổi, có nhân cách tốt, và được trường xem xét và chấp thuận. 

– Người giám hộ phải có quyền cư trú hợp pháp ở Úc đến khi học sinh đủ 18 hoặc hết thời hạn của visa học sinh. 

Trường hợp phụ huynh muốn theo con dưới 18 tuổi đi du học

Visa người giám hộ của học sinh (student guardian) là visa subclass 590. Đây là một visa độc lập và phải nộp riêng biệt với visa của học sinh. Visa này nộp cùng thời điểm với visa của học sinh nhưng được xét riêng với lệ phí nộp riêng.

– Hồ sơ dành cho visa 590 cần cung cấp đầy đủ thông tin về sự đồng ý của cha hoặc mẹ. 

Quy định giám hộ du học sinh Úc dưới 18 tuổi phụ huynh phải nắm rõ

Quy định giám hộ du học sinh Úc dưới 18 tuổi phụ huynh phải nắm rõ

Ví dụ như nếu mẹ xin trở thành người giám hộ cho học sinh, cha phải đồng ý với sự sắp xếp này và ngược lại. Trong trường hợp này, mẹ (người giám hộ) phải chứng minh có đủ khả năng tài chính để chu cấp cho người giám hộ và học sinh trong quãng thời gian học sinh đi du học ở Úc. 

Ngoài ra, nếu mẹ học sinh là nguồn thu nhập chính của gia đình, phải có sự chứng minh rằng trong thời gian giám hộ, gia đình có đủ nguồn thu nhập tài chính để duy trì cuộc sống của cả gia đình ở cả Việt Nam và ở Úc. 

Việc cha hoặc mẹ trở thành người giám hộ cho du học sinh rất phổ biến, đặc biệt đối với học sinh tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6), vì các trường công lập ở Úc không có chương trình sắp xếp homestay cho du học sinh bậc tiểu học. 

– Du học sinh sau khi đã đủ 18 tuổi có quyền chuyển đổi homestay rất dễ dàng, chỉ cần học sinh thông báo cho nhà trường và gia đình homestay. Nếu chưa đủ 18 tuổi và muốn thay đổi homestay, học sinh có thể thông báo cho nhà trường để thay đổi. Học sinh dưới 18 tuổi cũng không có quyền dọn ra ở riêng mà không có người giám hộ. 

Thông thường trường sẽ giữ toàn bộ quyền lựa chọn homestay và học sinh không có quyền lựa chọn, nhưng những gia đình được trường chọn để trở thành homestay phải trải qua sự kiểm duyệt gắt gao của trường về nhà ở, tính cách, tiền sử phạm tội v.v…, để đảm bảo họ sẽ cung cấp môi trường sinh hoạt và học tập tốt nhất cho học sinh. 

Quyền lợi và nghĩa vụ của người sở hữu Visa giám hộ du học sinh Úc

– Có quyền sinh sống tại Úc trong thời gian làm người giám hộ hoặc cho đến khi học sinh cần giám hộ đủ 18 tuổi.

– Có quyền tham gia bất kỳ khóa học Tiếng Anh miễn không quá 20 giờ /1 tuần.

– Có quyền tham gia một khóa học khác ở Úc nhưng không được quá 3 tháng.

– Không có quyền làm việc tại Úc.

– Có quyền ra vào nước Úc trong suốt thơi gian hiệu lực của visa, nhưng không được rời khỏi Úc nếu không đi cùng với học sinh cần giám hộ (trừ các trường hợp đặc biệt phải báo với Bộ Di trú).

Những điều phụ huynh nên làm khi tìm người giám hộ du học sinh Úc

1.    Tìm người giám hộ: bằng cách sử dụng các địa chỉ do nhà trường đề cử, hoặc địa chỉ đáng tin cậy do bạn bè người thân cung cấp.

2.    Nắm rõ nghĩa vụ của người giám hộ và quyền lợi mà con bạn được nhận khi có người giám hộ.

3.    Thanh toán chi phí người giám hộ để chính thức đăng ký dịch vụ cho con bạn trong thời gian ở Úc. Việc thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

4.    Giữ liên lạc với người giám hộ, nhà trường, thường xuyên hỏi thăm tin tức của con cái qua kênh này. Luôn yêu cầu người giám hộ cung cấp các bằng chứng: hình ảnh, báo cáo… cho thấy cuộc sống của con bạn có ổn định hay không cũng như việc học tập của con tại trường

5.    Song song với đó, kiểm tra nguồn thông tin từ con cái xem có sự ăn khớp không, nếu thấy có gì bất ổn phải liên lạc với người giám hộ để có hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: Giấc Mơ Úc

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.