RSS

Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho bảo lãnh Neil Prakash - phần tử khủng bố người Úc

22:00 01/10/2018

Một người đàn ông sinh ra tại Úc và là thành viên người Úc cao cấp nhất của tổ chức khủng bố IS, Neil Prakash sẽ tiếp tục ngồi tù ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị một tòa án địa phương từ chối việc cho bảo lãnh.

Prakash - người bị cáo buộc đã rời Úc để đến Syria gia nhập IS hồi năm 2013 - đang bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 2016.

Neil Prakash sinh ra ở Melbourne năm 1991, trong một gia đình có cha mẹ gốc Fiji và Campuchia.

Được nuôi dạy như một phật tử, nhưng năm 2012, Prakash lại chuyển sang theo đạo Hồi.

Một năm sau đó, Prakash bị cáo buộc là đã rời Úc để đến Syria gia nhập IS.

Prakash bị bắt và giam ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016, sau một lần dùng giấy tờ giả để vượt biên vào nước này từ Syria.

Anh ta tuyên bố rời Syria bởi lo sợ cho sự an nguy của mình.

Prakash đang đối mặt với án tù ở Thổ Nhĩ Kỳ do liên quan đến một tổ chức khủng bố.

Luật sư do tòa chỉ định, Resat Davran nói rằng, thân chủ của ông có thể phải đối mặt với án tù 15 năm nếu bị kết án bởi hệ thống tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông này cho biết: “Theo Luật hình sự của nước chúng tôi, mức án phạt cho tội danh thành viên của một tổ chức khủng bố là 5 đến 10 năm tù. Nhưng theo quy định của luật chống khủng bố, mức hình phạt này có thể được tăng thêm một nửa”.

Ông Davran nói, dù khách hàng của ông đang đối mặt với án phạt nhiều năm tù giam ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bản án có thể giảm nếu Prakash chịu cung cấp các thông tin về các hoạt động bên trong của IS.”Nếu Prakash thành khẩn cung cấp các thông tin liên quan đến tổ chức này, thì tùy trường hợp cụ thể, mức án của anh ta được tuyên có thể nhẹ hơn. Nếu anh ta làm vậy, như tôi đã nói, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho anh ta, bởi hiện tại, anh ta đang bị đối xử như một kẻ tình nghi và đối diện với bản án hình sự do là thành viên của một tổ chức khủng bố”.

Hồi tháng Bảy năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ yêu cầu của Úc về việc dẫn độ Prakash về Úc, để mang ra xét xử với các cáo buộc khủng bố.

Chính phủ Úc cáo buộc Prakash làm việc cho IS với tư cách là một nhà tuyển dụng cấp cao.

Tuy nhiên, người thanh niên 27 tuổi này phủ nhận cáo buộc đó.

Các nhà chức trách Úc cho biết, họ cũng nghi ngờ Prakash có liên quan đến một âm mưu khủng bố, vốn đã thất bại tại Melbourne, nhằm chặt đầu một sĩ quan cảnh sát hồi năm 2015.

Cảnh sát liên bang Úc muốn Prakash được dẫn độ và xét xử tại Úc, nhưng Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton lại nói rằng, ông thấy vui nếu anh ta vẫn ngồi tù ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Dutton nói: “À! Theo quan điểm của tôi, tôi thấy vui khi anh ta bị tống giam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi muốn bảo đảm rằng, mọi người phải trả giá cho những tội ác mà họ đã phạm phải. Và quan điểm của chúng tôi là, dù chúng tôi muốn dẫn độ anh ta về Úc, nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng kết quả xét xử tại Thổ Nhĩ Kỳ”.

Chuyên gian về chống khủng bố của Đại học Deakin, GS. Greg Barton nói rằng, trong quá khứ, hệ thống pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ vốn có phần khoan dung với các bang nhóm khủng bố.

Hồi tháng 5 vừa rồi, GS. Barton nói rằng, điều này có thể dẫn đến việc, Prakash sẽ tránh khỏi sự trừng phạt tại Úc, ngay cả khi anh ta bị giam giữ một thời gian tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“Tất nhiên, họ có thể nói, sẽ áp dụng luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên, rồi đưa anh ta đi giam trong một nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ. Và có thể là, anh ta sẽ biến mất ở một thời điểm nào đó”- ông nói.

Hộ chiếu Úc của Prakash đã bị hủy bỏ vào năm 2014.

Nếu Prakash trở về Úc và bị kết án với tội danh khủng bố, anh ta sẽ đối mặt với án tù chung thân.

Resat Davran, luật sư của ông, cho biết phiên tòa xét xử Prakash ở Thổ Nhĩ Kỳ đã hoãn đến tháng 12.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.