RSS

Trải lòng du học sinh Việt tại Pháp: Đi làm – giấu đồ ăn thừa, vừa nhận lương thì gặp cướp!

06:00 12/01/2019

Kể về câu chuyện của mình, một du học sinh Việt tại Pháp tâm sự: “Tôi có lẽ không tuyệt vọng như Chí Phèo, phải gào lên “Ai cho tao lương thiện”, nhưng từ lúc đó tôi hiểu rằng muốn làm người tốt không phải đơn giản, không phải muốn làm thế nào thì làm. Muốn giúp một người lại càng khó, không thể làm việc thiện theo kiểu ban ơn, đừng tưởng cho người ta sướng một lúc thì nghĩa là người ta đỡ khổ được một lúc, mọi chuyện có thể hoàn toàn ngược lại”.

1, Giấu đồ ăn đem cho người vô gia cư

Tôi vốn làm việc cho một nhà hàng Nhật tại Paris. Ở Pháp, những quy định về vệ sinh thực phẩm hết sức nghiêm ngặt, đặc biệt với những đồ tươi sống. Cá tươi còn nguyên con hay nguyên miếng lớn có thể được bảo quản lạnh để giữ đến hôm sau chứ cá đã cắt ra và đặt lên miếng cơm rồi thì vài tiếng sau, nếu không bán được cũng phải bỏ đi.

Dù đã được nghe lão chủ giải thích, nhưng mỗi tối tôi vẫn không nuốt trôi được nỗi đau lòng nhìn hàng đống đồ ăn bị đổ vào thùng rác. Tôi lớn lên trong nghèo khó, trân trọng từng miếng thức ăn nhỏ, không đành lòng làm ngơ chuyện đó.

(Ảnh minh họa: Pixabay)

Một tối, đợi lão chủ về rồi, nhìn hàng còn nhiều quá, tôi lấy một cái túi giấy, xếp vào hơn chục hộp, nói với anh quản lý: “Em có bạn đến chơi, lấy mấy hộp về ăn để khỏi phải vứt đi, có được không anh?” Anh bảo “Mày lấy về ăn thì thoải mái, lấy hết cũng được, đừng có lấy đem cho.” Tôi gật gật, nhưng cuối giờ, tôi đợi mọi người về hết thì mang cái túi ấy ra đầu phố.

Những người vô gia cư tụ tập có lẽ vì chỗ ấy ban ngày là chỗ nhập hàng của mấy cửa hàng lớn, có mái che và khuất gió, lại có mấy cái chân giá gỗ của các kiện hàng, họ kê lại thành giường ngủ qua đêm. Toàn là thanh niên, cao khỏe, lực lưỡng, chẳng hiểu sao không chịu làm ăn gì, chỉ ngày ngày đi ăn xin rồi tối lại vật vờ uống rượu.

Tôi bước tới, đặt túi đồ trước mặt một gã da đen to khỏe, nói nhẹ nhàng: “Tôi có chút đồ, còn tươi ngon, ăn không hết. Tặng các anh. Có đủ để nhiều người ăn.” Gã da đen nhìn túi đồ, nhìn tôi ngạc nhiên lắm, cái túi đồ ấy nhìn thoáng qua đã biết là ngon lành thế nào rồi. Gã chắp tay lại, đầu gật gật: “Cảm ơn, cảm ơn, tốt bụng quá”. Tôi bảo: “Anh ăn đi, lấy sức rồi mà đi kiếm việc làm. Đi ăn xin mãi không được đâu”. Gã lắp bắp “Có chứ, làm việc chứ, người tốt phải làm việc”.

Tôi bước đi, đầu lâng lâng, sung sướng vì làm được một việc tốt và ngày hôm nay sống có ý nghĩa hơn một chút. Tôi định rằng ít hôm nữa, khi nào quen thân hơn thì tôi sẽ ngồi ăn với họ một hôm, nói chuyện để hiểu được họ, và biết đâu có thể khuyên bảo giúp họ đi tìm việc làm, khỏi sống lang thang. Kế hoạch của tôi có vẻ “hoành tráng” quá.

2, Dừng chuyện từ thiện

Nhưng như vậy được vài hôm thì tôi bị để ý. Anh quản lý bắt đầu nghi ngờ việc ngày nào tôi cũng có bạn đến chơi, mang đồ về ăn. Bởi cứ cho là có bạn đến chơi thật, cũng không thể mỗi ngày ăn mãi mấy món này.

Tôi lại phải tìm cách khác. Có một cậu em mỗi tối tới thu thùng nhựa dùng để vận chuyển hàng để đưa về bếp chuẩn bị đưa hàng sớm hôm sau. Tôi vờ ra xếp hàng với nó rồi dúi cho nó một cái túi giấy, bảo nó ngang qua đầu phố thì để lại giúp, tất nhiên là những hôm nào mà hàng còn thừa nhiều.

Nhưng cũng chỉ được hai tuần thì cậu ấy không chịu mang nữa. Nó bảo “Hôm nào có đồ ăn thì chúng nó vui vẻ, cảm ơn, phải hôm hết hàng, anh không đưa gì cho em thì chúng nó chặn lại, hỏi tại sao không có gì, rồi bảo nếu không có đồ ăn thì đưa tiền đây để chúng nó đi mua. Em chả đưa nữa đâu, cho không mà cứ như mắc nợ chúng nó”.

Thế là tôi bí. Tôi phải dừng chuyện “từ thiện” mấy hôm. Để tìm cách mới. Rồi thì tôi cũng quên béng đi, cả ngày làm việc mệt, tối chỉ mong hết giờ để đi gọi điện thoại. Trong vài ngày, tôi quên mất những đôi mắt cùng cực kia.

3, Vừa nhận lương thì gặp cướp

Hôm ấy là cuối tháng, lão chủ qua trả lương – hơn một ngàn euro tiền mặt. Đây là một món tiền lớn, tôi nhét ở túi quần sau rồi ra về, lòng lâng lâng. Tôi ra cabin điện thoại để gọi cho bạn gái.

Ra đến cabin gần cuối phố, tôi ngạc nhiên dừng lại. Lúc ấy đã gần 10 giờ tối, phố thưa thớt. Cạnh cái cabin điện thoại, một chiếc xe ô tô thể thao, mui trần rất đẹp đỗ ở đó mà chẳng có ai. Tưởng rằng người lái ở trong cabin điện thoại mà không phải. Lạ thật. Tôi chợt nhớ ra lúc chiều anh quản lý có kể ngoài phố có một gã chắc vận chuyển ma túy, đi xe xịn chạy đến đây thì bị cảnh sát mặc thường phục bắt đưa đi, vứt lại cái xe.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tôi gọi điện cho em, vui vẻ. Hôm nay lại còn vui vẻ hơn mọi ngày vì vừa lĩnh lương, tiền cộm mông. Chẳng nhớ tôi đã nói những gì, chỉ biết là tôi vui lắm, khua chân múa tay hào hứng hết chỗ nói. Đột nhiên, cửa cabin tối sầm lại. Một gã da đen đội mũ lụp xụp xộc vào.

Tôi đã từng bị kiểu này, dân da đen nhiều khi rất thô lỗ, chờ lâu không đến lượt mình thì họ đập cửa hoặc xông vào để gây khó chịu, để mình phải bỏ máy mà đi. Ai sợ hay ngại va chạm thường đều phải nhường máy, nhưng không phải tôi. Tôi chẳng sợ thằng nào.

Tôi không thèm quay lại, lạnh lùng nói: “Tôi còn gọi lâu, xin lỗi, anh muốn gọi điện thì đi tìm máy khác”. Rồi xô hắn ra cửa. Mấy gã da đen kiểu này thường hay cậy mình to cao để dọa người khác, nhưng khi thấy đối phương “cứng” một chút thì chúng ngại, chuồn ngay.

Nhưng lần này không phải thế. Gã da đen áp sát vào và rít lên “Tao nghiện, tao đói, c