RSS

Tranh cãi câu chuyện đi Úc hay ở Việt Nam

17:00 31/07/2019

Xung quanh câu chuyện ‘có nên sang Úc lao động hay đi dạy ở Việt Nam lương 20 triệu’, nhiều người có những quan điểm riêng.

Bình luận về vấn đề này, độc giả VnExpress có nhiều ý kiến khác nhau.

Độc giả có nick name Ác Mộng Chile chia sẻ:

Cái gì cũng có cái giá của nó cả, bạn nên cân nhắc mấy điểm:

1. Chất lượng cuộc sống.

2. Ổn định cuộc sống.

3. Thu nhập

– Lao động tay chân và lao động trí thức có sự khác biệt rất nhiều. Cho dù thu nhập không khác biệt thì môi trường làm việc, chế độ làm việc, sức lao động bỏ ra, và thậm chí là “đẳng cấp” trong lao động. Bạn sẽ phải đánh đổi rất nhiều khi lựa chọn đó.

(Ảnh minh họa: Time Magazine)

– Việc nhập cư vào Australia không hề dễ dàng như các công ty hứa hẹn, điều này chỉ cần thống kê lượng người đang làm bên đó thì sẽ rõ, đa phần người Việt xuất khẩu lao động là để kiếm vốn rồi trở về quê hương làm ăn. Cho dù những điều kiện bên đó rất tốt, nhưng không được nhập tịch thì không đến lượt mình được hưởng đâu. Bạn nên cân nhắc về điều này.

– Về thu nhập, qua bên đó chắc phải 3 năm mới trả hết nợ, chừng đó thời gian ở Việt Nam cũng tích lũy số vốn kha khá. Với điều kiện ổn định như hiện tại, nếu chịu khó và phát triển nghề có khi thu nhập còn cao hơn nhiều.

– Còn trẻ, nếu lấy nhau thì nên dành thời gian tận hưởng hạnh phúc của một cặp vợ chồng son, qua đó bây giờ sẽ bị cuốn vào guồng quay của công việc, gò bó giờ giấc, áp lực nợ nần, nỗi lo về vấn đề nhập tịch… điều này gần như “cướp” mất một phần hạnh phúc của mình.

Chốt lại, theo mình chưa nên đi, cứ an cư lập nghiệp ở quê hương đã, ít nhất là đợi đến khi người nhà mình được nhập tịch rồi tính sau.

Còn bạn Huong Han bình luận:

Mình thấy rằng ở đâu thì cũng phải làm. Có điều bạn đã mất 4 năm đại học, giờ qua Australia lao động tay chân thì hơi phí. Với khoản thu nhập như miêu tả thì cũng như ở Việt Nam, nếu bạn ở vùng quê lương 4 triệu/ tháng nhưng rau nhà trồng được, gà nhà nuôi được, trong khi dù lương ở thành phố 20 triệu/ tháng nhưng bạn phải đi ở nhà thuê và bất cứ cái gì cũng phải đi mua, từ que tăm.

(Ảnh minh họa: travel.psu.edu)

Quay lại với nước Úc, lương 70 triệu/ tháng nhưng chắc chắn rằng chi phí sinh hoạt sẽ khiến bạn chẳng dư được bao nhiêu. Chỉ được mỗi khoản, khi con bạn sinh ra ở đất nước đó, từ giáo dục tới y tế sẽ không cần phải lo lắng. Tôi tin rằng tới thế hệ con bạn thì không phải tốn một đồng học tiếng Anh nữa.

Tại sao hai bạn không nghĩ cứ ở Việt Nam làm việc kiếm tiền đi du học bên Úc, sau đó xin ở lại làm việc, tôi nghĩ sẽ khả thi hơn. Đừng mơ mộng về một đất nước mà mình chưa đến, cũng không nên nghe ai đó dỗ ngọt. Nhập quốc tịch Úc tuy dễ hơn Mỹ nhưng cũng không phải đơn giản đâu.

Bạn Nguyễn Đức Hồng thì cho rằng:

Hai vợ chồng làm giáo viên, nếu chịu khó “cày cuốc” thì ở Việt Nam cũng có thu nhập từ 50-70 triệu/ tháng, cần gì qua đó. Với 2,2 tỷ để đi nước ngoài mà hai đến ba năm mới trả hết là không ổn. Số tiền ấy bạn có khả năng kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ cần một năm bạn có thể kiếm lời từng ấy rồi.

Độc giả Hong duoc Tu thì chia sẻ:

Nếu mọi chuyện thuận lợi như tính toán (không có rủi ro) thì bạn đi qua đó làm việc vất vả khoảng 3 năm là trả được nợ và 3 năm sau thì có thể nhập cư. Nhưng quan trọng là bạn thấy sống ở đâu thoải mái nhất? Việt Nam hay ở Úc? Nếu mục đích chính của bạn là cần có tiền để sớm ổn định nhà cửa thì có thể đi qua đó lao động một thời gian, để dành về Việt Nam xây nhà, ổn định cuộc sống, không nhất thiết ở lại bên đó.

(Ảnh: Go Insurance)

Đừng so sánh thiệt hơn giữa hai nơi hoàn toàn khác nhau. Cái gì cũng không thể hoàn hảo. Theo cá nhân tôi, không có ở đâu vui vẻ, hạnh phúc như ở quê nhà. Do đó bạn cứ đi một thời gian rồi về Việt Nam cũng sẽ tốt hơn là làm như hiện tại.

Đi – ở là suy nghĩ và quyết định của mỗi người, chúc bạn tìm được lựa chọn phù hợp nhất!

Theo Vnexpress

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.