RSS

Trung Quốc thấp thỏm với lựa chọn nội các của Biden

16:32 14/11/2020

Trung Quốc thấp thỏm với lựa chọn nội các của Biden

Khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden lựa chọn nhân sự cho chính phủ tương lai trong những ngày tới, Covid-19 và kinh tế là những ưu tiên hàng đầu, nhưng cách tiếp cận của ông đối với Trung Quốc sẽ là lĩnh vực chính sách đối ngoại quan trọng. Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh sẽ tìm cách cải thiện quan hệ với với chính quyền mới ở Washington.

Joe Biden ở Delaware ngày 10/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden ở Delaware ngày 10/11. Ảnh: AFP.

Biden đã gửi đi những tín hiệu bất nhất về Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử. Tháng 5/2019, ông nói rằng "đây không phải là cuộc cạnh tranh của chúng tôi" - bác bỏ quan điểm rằng Mỹ nên lo ngại về Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh địa chính trị. Điều đó đã dẫn đến sự phản đối từ lưỡng đảng, họ cho rằng Biden đang đánh giá thấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhưng Biden cũng cho thấy ông có ý định cứng rắn với Trung Quốc khi từng chỉ trích Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhấn mạnh ông sẽ gia tăng sức ép với Trung Quốc về vấn đề Tân Cương.

Trong khi căng thẳng giữa hai siêu cường nhiều khả năng sẽ tiếp tục, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng bộ máy nhân sự của Biden sẽ được giới chức ở Trung Quốc theo dõi chặt chẽ để tìm dấu hiệu về phương hướng chính sách của chính quyền Biden.

Ứng viên sáng giá cho vị trí ngoại trưởng được cho là Susan Rice, từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Barack Obama. Rice có mối quan hệ làm việc bền chặt với Biden và từng được cho là ứng viên hàng đầu để trở "phó tướng" của ông, trước khi vai trò này cuối cùng thuộc về thượng nghị sĩ California Kamala Harris.

Susan Rice tại sự kiện ở thủ đô Washington hồi năm 2019. Ảnh: AFP.

Susan Rice tại sự kiện ở thủ đô Washington hồi năm 2019. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, Biden có thể gặp nhiều khó khăn trong việc bổ nhiệm Rice nếu đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện. Rice từng phải rút khỏi cuộc đua vào ghế ngoại trưởng dưới thời chính quyền Obama, sau khi bị phe Cộng hòa chỉ trích về cách xử lý vụ tấn công khủng bố năm 2012 vào cơ sở ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya.

Mặc dù các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách đối ngoại ở châu Á cho rằng Rice thiếu hiểu biết về khu vực này, các nhà phân tích Trung Quốc nhận định nhiều khả năng bà sẽ cố gắng cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

"Rice là người ôn hòa, ủng hộ hợp tác và bà ấy nhìn thấy giá trị của việc hợp tác với Trung Quốc", Wang Yong, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết. "Hai nước cần tiếp tục đối thoại và đạt được đồng thuận về một số vấn đề".

Tuy nhiên, người nhiều khả năng được Biden chọn cho ghế bộ trưởng quốc phòng, Michele Flournoy, có thể làm dấy lên lo ngại ở Bắc Kinh. Flournoy, cựu thứ trưởng quốc phòng dưới thời Obama, hồi tháng 6 có bài viết trên Foreign Affairs rằng nguy cơ nổ ra chiến tranh Mỹ - Trung hiện ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Bà đề xuất Mỹ cần răn đe Trung Quốc trong khu vực bằng cách tăng năng lực quân sự để "cho thấy lời đe dọa đánh chìm tất cả các tàu chiến, tàu ngầm và tàu buôn của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 72 giờ là đáng tin".

Michèle Flournoy tại Lầu Năm Góc năm 2010. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Michele Flournoy tại Lầu Năm Góc năm 2010. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Một lựa chọn tiềm năng nữa cho nội các của Biden là Antony Blinken, thứ trưởng ngoại giao trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama. Ông có thể đang được xem xét cho hai vị trí có ảnh hưởng trong đội ngũ điều hành của Biden: ngoại trưởng hoặc cố vấn an ninh quốc gia.

"Những người như Rice và Blinken muốn duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong một trật tự thế giới tự do và xây dựng liên minh để cạnh tranh với Trung Quốc. Nhưng nếu Biden chọn Flournoy, điều đó có thể cho thấy có nhiều tiếng nói trong đảng Dân chủ kêu gọi Mỹ đối phó với Trung Quốc cứng rắn hơn", Wang nói. "Chúng ta cần theo dõi những tiếng nói 'diều hâu' trong đảng Dân chủ và xem họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Trung".

Trong bài xã luận hồi đầu năm liệt kê các ưu tiên của mình, Biden gọi Trung Quốc là "thách thức đặc biệt" và khẳng định ông sẽ có chính sách tốt hơn Trump để đối phó với Trung Quốc.

Antony Blinken tại Mexico năm 2015. Ảnh: Reuters.

Antony Blinken tại Mexico năm 2015. Ảnh: Reuters.

"Cách hiệu quả nhất để đối mặt thách thức là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các đồng minh và đối tác của Mỹ nhằm đối phó các động thái quyết liệt của Trung Quốc, mặc dù Washington vẫn tìm cách hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề đôi bên cùng có lợi ích như biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí và an ninh y tế toàn cầu", ông viết.

Khi Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế, các nhà phân tích ở cả Trung Quốc và Mỹ đều cho rằng hai cường quốc cần phải thích ứng với những thực tế mới và nỗ lực cân bằng mối quan hệ của họ.

Theo Shen Dingli, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Thượng Hải, lưỡng đảng Mỹ có thể tiếp tục đồng lòng về việc có đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, bất kể ai được bổ nhiệm vào nội các.

"Nước Mỹ ngày nay nhìn thấy một Trung Quốc rất khác so với khi Obama nhậm chức, lưỡng đảng đã ủng hộ các luật nhằm phản đối Trung Quốc về vấn đề Hong Kong và Tân Cương", Shen nói. "Vì sự đồng thuận này của lưỡng đảng trong quốc hội, Biden sẽ cần có cách tiếp cận với Trung Quốc khác Obama".

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.