Từ cô sinh viên rửa bát thuê ở chợ thành chủ công ty nghìn tỷ tại Úc: Nữ doanh nhân phi thường này là ai?
Công ty của bà hiện đang là môi giới độc quyền của tầng lớp siêu giàu Trung Quốc khi muốn sở hữu, đầu tư bất động sản trên đất Úc với doanh thu hàng năm lên đến 200 triệu USD (tương đương 4,6 nghìn tỷ đồng).
Công ty của bà hiện đang là môi giới độc quyền của tầng lớp siêu giàu Trung Quốc khi muốn sở hữu, đầu tư bất động sản trên đất Úc với doanh thu hàng năm lên đến 200 triệu USD (tương đương 4,6 nghìn tỷ đồng).
Di chuyển bằng siêu xe, du thuyền, phi cơ riêng, mặc quần áo hàng hiệu, mang túi xách sang trọng, đeo trang sức có giá hàng nghìn USD và thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật cho người giàu tham gia,... chính là cuộc sống thường ngày của Monika Tu (57 tuổi) - “bà chủ” của Black Diamondz, công ty bất động sản lớn nhất nhì thành phố Sydney (Úc).
Công ty của bà Tu hiện đang là môi giới độc quyền của tầng lớp siêu giàu Trung Quốc khi muốn sở hữu, đầu tư bất động sản trên đất Úc với doanh thu hàng năm lên đến 200 triệu USD (tương đương 4,6 nghìn tỷ đồng).
Ấy thế, tất cả chỉ là hiện tại, để có quả ngọt như ngày hôm nay, bà Tu đã phải trải qua một chặng đường rất dài, thăng trầm có đủ.
Cô sinh viên nhập cư không biết tiếng Anh, phải làm bồi bàn, bán hàng ở chợ
Sinh ra và lớn lên tại Thâm Quyến (Trung Quốc), Monika Tu nhập cư vào Úc năm 1988 với một mục đích duy nhất: tìm kiếm nền giáo dục tốt hơn quê nhà. Và từ đây, chuỗi ngày vừa học, vừa làm đầy vất vả của bà bắt đầu.
Vốn không nói được tiếng Anh, công việc bà Tu có thể xin làm vô cùng hạn chế. Khi thì bà làm hầu bàn, lúc thì bán mỹ phẩm, thậm chí bà còn nhận việc rửa bát. Mãi đến năm 1992, bà Tu tốt nghiệp đại học và chuyển đến sống tại thành phố Sydney, tại đây bà xin được việc tại một cửa hàng bán thiết bị điện tử ở chợ Paddy.
“Mọi người nhìn tôi bây giờ và nghĩ tôi thật hào nhoáng, tôi có tất cả những gì mà họ ao ước, nhưng sự thật thì xuất phát điểm của tôi chỉ là hai bàn tay trắng, tôi khác họ” - Bà Tu nói.
Khởi nghiệp, nghỉ hưu, rồi lại khởi nghiệp
Làm việc ở cửa hàng điện tử, bà Tu góp nhặt cho mình không ít vốn kiến thức về lĩnh vực này và đó cũng chính là động lực để bà khởi nghiệp ít năm sau đó. Ban đầu, bà chỉ làm chủ một cửa hàng nhỏ vậy mà ròng rã suốt 15 năm, bà đã biến cửa hàng vô danh của mình ngày nào trở thành tập đoàn điện tử đa quốc gia được biết đến rộng rãi với cái tên Laser Corporation.
Đến năm 2007, khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện tử, bà Tu đột ngột rời khỏi thương trường với lý do muốn dành nhiều thời gian hơn cho cô con gái nhỏ.
Vậy mà chỉ ở nhà được 2 năm, máu kinh doanh của Monika Tu lại trỗi dậy một lần nữa, lần này, bà dấn thân sang lĩnh vực bất động sản khi thành lập công ty Black Diamondz. Lý giải cho sự thay đổi của mình, bà Tu nói: "Kinh doanh phải có tầm nhìn, tôi không muốn làm việc trong một thị trường cho đến hết đời".
Khởi đầu đầy may mắn và đường lối kinh doanh đáng nể
Black Diamondz ban đầu được Monika Tu thành lập vốn chỉ để hỗ trợ người nhập cư Trung Quốc (giống bà ngày xưa) khi họ bắt đầu một cuộc sống mới trên đất Úc. Nhưng ngay thời điểm bắt đầu, một người bạn đã kết nối bà Tu với một khách hàng giàu có ở Trung Quốc.
Nhận ra đây là cơ hội có 1-0-2, bà Tu đã hết mình chiều lòng khách hàng. Nhanh chóng sau đó, thương vụ vàng của Black Diamondz đã thành công khi bán được căn nhà có giá 13,5 triệu USD. Tiền hoa hồng khổng lồ khi ấy góp phần giúp bà Tu mở rộng và phát triển công ty lớn mạnh cho đến tận ngày nay.
Nhưng điều gì đã giúp một công ty mới mẻ như Black Diamondz giữ chân khách hàng và gần như trở thành môi giới độc quyền của giới siêu giàu Trung Quốc khi đến với nước Úc? Câu trả lời nằm ở đường lối kinh doanh đáng nể của Monika Tu.
Bà Tu điều chỉnh, thiết kế lại những ngôi nhà mình rao bán theo sở thích của người Trung Quốc, đặc biệt là các vấn đề xoay quanh phong thủy - điều mà người bán hàng phương Tây thường bỏ lỡ. Ngoài ra, bà còn tận tình tư vấn về các vấn đề xoay quanh lối sống và nhu cầu của những vị khách hàng giàu có.
Monika Tu tự hào kể: “Một công ty bất động sản chỉ bán cho bạn một ngôi nhà thì bình thường quá, đến với công ty của tôi, khách hàng nhận được nhiều hơn thế. Người nhập cư khi mua nhà, họ cần một người môi giới thật sự hiểu họ.
Tôi luôn hỏi về lối sống của khách hàng trong lần gặp gỡ đầu tiên. Từ đó tôi có thể cho họ nhiều lời khuyên hữu ích như nên mua ở khu vực nào, trường học nào phù hợp cho con cái của họ,...”.
Thậm chí, Monika Tu còn giúp khách hàng làm quen và tiếp cận với cuộc sống ở vùng đất mới theo kiểu “mây tầng nào gặp mây tầng đó”. Bà mời khách đi xem các buổi triển lãm nghệ thuật của mình, dùng phi cơ riêng đưa khách đi xem các mặt hàng bất động sản bà bán, kết nối khách với giới tinh hoa bản địa qua các buổi gặp mặt và tiệc tùng xa hoa,...
Cuộc sống cá nhân như một bà hoàng
Thành công, tiếng tăm và giàu có, hiển nhiên Monika Tu có cuộc sống như một bà hoàng chính hiệu. Bà sở hữu khối tài sản khổng lồ, áo quần, túi xách hàng hiệu chất đầy tủ, bộ sưu tập tranh lên đến hàng triệu USD,... và thứ quý giá nhất - cô con gái nhỏ vừa tốt nghiệp đại học và người chồng điển trai kém bà Tu 20 tuổi.
Nói về chồng trẻ, Monika Tu tiết lộ: “Nếu bạn đã trải qua một vài cuộc hôn nhân như tôi và vô tình đánh mất niềm tin vào tình yêu thì việc lấy lại nó là rất quan trọng. Anh ấy đã làm điều đó cho tôi. Anh ấy kém tôi 20 tuổi lại còn rất đẹp trai, lấy anh ấy là một trong những quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng có”.
Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao
Người Việt ở Úc làm gì nhiều nhất và thu nhập mỗi ngành nghề như thế nào? Có nghề có thể kiếm 2000 AUD/ tuần.