Tự do tôn giáo buộc chính phủ phải thảo luận rốt ráo
Theo các thay đổi của chính phủ liên bang thì không có trường học nào được phép loại trừ các học sinh chỉ vì giới tính của chúng.
Việc nầy diễn ra gữa lúc có cuộc thảo luận về một đề nghị bị rò rỉ về việc xét lại quyền tự do tôn giáo, trong đó đề nghị rằng các trường đạo nên có quyền phân biệt đối với các học sinh và giáo chức dựa trên tính chất giới tính của họ.
Lao động cho biết sẽ ủng hộ kế hoạch của chính phủ liên bang, thế nhưng đảng Xanh và các nhà tranh đấu cho giới tính nói rằng việc nầy nên nới rộng để bảo vệ cho các giáo chức nữa.
Chính phủ liên bang sẽ xem xét việc hoàn thành các luật lệ trong 2 tuần lễ nữa, theo đó sẽ ngăn chận các trường đạo loại trừ các học sinh dựa trên khuynh hướng tính dục của chúng.
Một phúc trình về việc duyệt xét về tự do tôn giáo, trong đó bao gồm một đề nghị cho phép các trường đạo được quyền phân biệt đối xử đối với các học sinh dựa trên phái tính của các em.
Thế nhưng Thủ tướng Scott Morrison hiện bác bỏ chuyện nầy và cho biết chính phủ của ông sẽ tăng cường luật lệ chống kỳ thị, hầu ngăn chận các cơ hội theo đó các trường học có thể gây ra sự phân biệt.
“Tôi nghĩ vấn đề quả thật gây nhiều thất vọng khi việc nầy được báo cáo, đã gây ra sự lo âu không cần thiết trong số các phụ huynh và học sinh".
"Vì vậy tôi muốn thấy việc nầy được bàn đến trong vòng 2 tuần nữa và chúng ta sẽ hành động yên lặng và riêng tư để đạt được mục tiêu đó. Tôi không muốn hành động vội vã trong chuyện nầy”, Scott Morrison.
Phó lãnh tụ đối lập Tanya Plibersek hoan nghênh những thay đổi được đề nghị cuả chính phủ.
“Chúng tôi vui mừng khi thấy Thủ tướng lắng nghe những lời bình luận của phía Lao động và rõ ràng ông đã nhận được thư của ông Bill Shorten yêu cầu thay đổi luật lệ, để trẻ em không bị phân biệt trong các trường học của chúng. Chúng tôi nghĩ đó là một bước tiến quan trọng”.
Còn dân biểu đảng Xanh là ông Adam Bandt nói rằng, các thay đổi nên nới rộng đến những giáo chức nữa.
Đảng Xanh dự tính sẽ đưa ra dự luật của họ trong tuần nầy, nhằm bảo đảm các giáo chức cũng như học sinh được bảo vệ theo đạo luật chống kỳ thị phái tính.
Ông Bandt cho đài ABC biết rằng, nay là lúc luật lệ cần được thay đổi để phù hợp với hiện trạng và thời đại.
“Vâng, nước Úc hiện ở vào thế kỷ 21, tự do tôn giáo được bảo vệ trong Hiến Pháp và đó là một quyền trong Hiến Pháp của chúng ta, thế nhưng chúng ta nay cũng có sự đối xử ngang bằng với mọi người".
"Không còn chấp nhận khi nói rằng ‘Chúng tôi sẽ đối xử với quí vị khác biệt, chỉ vì quí vị đã chọn như vậy’ và Quốc hội thay đổi đạo luật về hôn nhân để phản ảnh chuyện đó”, Adam Bandt.
Tasmania là tiểu bang duy nhất bảo vệ các thầy cô giáo thuộc giới LGBTI cũng như ủng hộ các nhân viên và gia đình của họ, chống lại sự kỳ thị của các trường tôn giáo.
Phát ngôn nhân của nhóm tranh đấu có tên là Just.Equal là ông Rodney Croome nói rằng, tiểu bang của ông đã chứng kiến nhiều lợi lộc từ đó.
“Mọi người được bảo vệ chống lại sự kỳ thị, không chỉ các học sinh thuộc giới LGBTI mà cả các giáo chức và nhân viên thể thao, cùng phụ huynh cũng được bảo vệ và đó là trường hợp trong 20 năm qua".
"Việc nầy rất rõ ràng tại Tasmania, khi điều nầy dẫn đến các trường học cộng đồng gần gũi và tốt đẹp hơn”, Rodnet Croome.
Trong khi đó, Chủ tịch các Trường Đạo thuộc New South Wales là ông Dallas McInerney, hoan nghênh những thay đổi đề nghị của chính phủ, thế nhưng cho biết lãnh vực giáo dục Công giáo, không bao giờ tìm kiếm quyền hạn trục xuất học sinh hay thuê mướn hoặc sa thải nhân viên, dựa trên phái tính của họ.
"Đây là vấn đề về con người, về lòng tin, về tương lai của xã hội chúng ta, về việc chúng ta làm thế nào chúng ta cộng tác cùng nhau. Tại sao quí vị lại không thông báo bản phúc trình nói trên”, Bill Shorten.
Ông Michael Kellahan là giám đốc công ty tư vấn Tin Lành có tên là Tự do Tín ngưởng Freedom for Faith nói rằng, điều quan trọng là các trường đạo vẫn giữ quyền quyết định tối hậu về nhân viên của họ.
“Tôi nghĩ một trong các quan ngại chính yếu của các trung học dựa trên đứa tin là họ có thể là trường học được ưu đãi để gìn giữ niềm tin của họ, hay những ai yêu mến đạo lý của họ và những ai không hoạt động chống lại".
"Tôi nghĩ đó là một loại lập luận thích hợp và đó là một trong đường lối là những gì mà các trường học hiện tôn trọng”, Michael Kellahan.
Được hỏi liệu các luật lệ có được nới rộng đến các giáo chức hay không, ông Morrison cho biết nội các của ông sẽ thẩm định các đề nghị trước khi có bất cứ cam kết nào.
“Có những vấn đề khác được nêu lên trong bản phúc trình và những đề nghị có sẵn hôm nay".
"Chúng ta sẽ thông qua các tiến trình như tôi nói, được xem xét các đề nghị và đối với chính phủ có bổn phận đáp ứng".
"Chúng tôi sẽ làm việc nầy đúng lúc và cẩn thận, cũng như theo một đường lối tôn trọng và nhạy cảm, cũng như sẽ có các cơ hội để thảo luận vấn đề rộng rãi hơn”, Scott Morrison.
Việc duyệt xét về tự do tôn giáo đã được ủy nhiệm hồi năm rồi trong cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng tính, nhằm làm xoa dịu những người theo phe bảo thủ vốn lo sợ những thay đổi sẽ hạn chế quyền tự do tín ngưởng.
Chính phủ đã có bản phúc trình từ hồi tháng 5 và cho biết sẽ loan báo toàn văn bản phúc trình và phản ứng chính thức của chính phủ vào cuối năm nay.
Thế nhưng ông Morrison cho biết việc nầy sẽ không diễn ra trước cuộc bầu cử bổ túc tại Wentworth vào ngày 20 tháng 10.
Lãnh tụ đối lập Bill Shorten nói rằng, chính phủ nên được cố vấn rõ ràng để loan báo bản phúc trình ngay bây giờ.
“Tôi nghĩ để mọi việc tiến triển tốt đẹp, vì tin tưởng của các cử tri, chúng tôi đều biết rõ bản phúc trình và một phần đã bị các đảng viên khác nhau trong đảng Tự do tiết lộ, nhằm gây khó khăn cho những thành phần khác trong cùng đảng".
"Đây là vấn đề về con người, về lòng tin, về tương lai của xã hội chúng ta, về việc chúng ta làm thế nào chúng ta cộng tác cùng nhau. Tại sao quí vị lại không thông báo bản phúc trình nói trên”, Bill Shorten.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.