Tuy bổ dưỡng nhưng sữa đậu nành lại là độc tố cho 6 nhóm người này
Tuy thơm ngon, bổ dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải dành cho tất cả mọi người, nếu thuộc 1 trong 6 nhóm người sau thì bạn nên kiêng sử dụng nhé!
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng thường được nhiều người lựa chọn sử dụng vào buổi sáng. Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1g đường.
Với những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, sữa đậu nành có không ít công dụng trong việc giảm lượng cholesterol xấu, chống loãng xương và cải thiện mạch máu.
Mặc dù, sữa đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức loại đồ uống ngon lành này vào bữa sáng. Dưới đây là 6 nhóm người tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành.
1. Những người dạ dày yếu
Những người có dạ dày yếu không chỉ nên hạn chế uống sữa đậu nành mà tất cả các sản phẩm sữa khác cũng như vậy. Bởi vì bản chất của sữa đậu nành có tính lạnh, những người dạ dày yếu khi uống sẽ dễ bị ợ hơi, khó tiêu.
Ngoài ra những người đang bị đau bụng, tiêu chảy cũng không nên uống vì dưới tác động của enzyme, sữa đậu nành sẽ tạo ra khí khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng.
2. Người viêm dạ dày cấp tính
Người viêm dạ dày cấp tính và mãn tính không nên ăn các sản phẩm làm từ đậu nành để tránh kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid làm bệnh thêm trầm trọng hoặc gây đầy hơi.
3. Người bị bệnh gout
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purine gây ra. Đậu nành rất giàu purine, vì thế những người bị bệnh gout nên hạn chế uống sữa đậu nành.
4. Người đang dùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành không được dùng chung với erythromycin và các thuốc kháng sinh khác, vì hai loại này sẽ có phản ứng hóa học. Một số loại thuốc có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa khác chẳng hạn như tetracycline, erythromycin và các kháng sinh khác. Thời gian tốt nhất để uống sữa đậu nành là sau khi uống thuốc kháng sinh hơn 1 tiếng.
5. Người thiếu kẽm
Đậu nành có chứa các chất ức chế như saponin và lectin đều không phù hợp với những người đang bị thiếu chất kẽm. Nếu bạn thích uống sữa đậu nành thì nên đun nóng trước khi uống và nếu dùng thường xuyên thì nên bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm đầy đủ.
6. Bệnh nhân sau phẫu thuật
Sức đề kháng của những bệnh nhân sau khi phẫu thuật hay người đang bị ốm thường yếu, chức năng tiêu hóa cũng không hoạt động tốt. Do đó, tốt nhất là không uống sữa đậu nành lạnh khi đang trong thời gian hồi phục vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng dạ dày khác.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.