Tɾẻ 2 tuổi ɾất ương bướng, 3 cách giúp con bớt нυng нăng, ngoan ngoãn, biết vâng lời
Dạy con chưa bao giờ là việc dễ dàng, thậm chí là vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Ở mỗi thời điểm con sẽ có cách phát triển thể chất, tính cách khác nhau, nhưng có thể nói tuổi lên 2 là khoảng thời gian khó bảo nhất của trẻ.
- Cùпg một мẹ siпɦ ra, cùпg một cácɦ giáo dục: Hai ᵭứa coп ᵭứa làm giáм ᵭốc ᵭứa tɦàпɦ pɦạм пɦâп, пgɦẹп lòпg tâм tɦư của bà мẹ già
- Australia thay đổi chính sách giáo dục để đáp ứng nhu cầu lao động
- Không có bài tập về nhà, vui chơi cuối tuần thoải mái, vì sao nền giáo dục Mỹ vẫn đào tạo nên những nhân tài thực sự
Khi trẻ bướng bỉnh, sự nóng giận của mẹ không giúp con ngoan ngoãn, vâng lời nhưng một số cách dưới đây có thể dìm được sự hung hăng, ương bướng của con.
Trước đó mẹ có thể thấy con vô cùng đáng yêu, dễ thương nhưng khi con lên 2, các bé lại hay cáu gắt, bướng bỉnh, đặc biệt là rất thích ăn vạ. Các mẹ không phải quá lo lắng bởi vì đây là những biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé. Thực tế, trẻ bướng bỉnh là vì các bé đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
Lý do trẻ hung hăng, bướng bỉnh ở độ tuổi lên 2
Trong quá trình phát triển, trẻ có rất nhiều giai đoạn khủng khoảng về tâm lý nhưng khủng hoảng tuổi lên 2 được xem là giai đoạn khiến các mẹ khó chịu nhất. Các mẹ có thể thắc mắc vì sao có thuật ngữ “khủng hoảng tuổi lên 2”, trong khi những độ tuổi khác các bé cũng rất bướng. Lý do các bé độ tuổi này rất bướng bỉnh là vì sau giai đoạn sơ sinh, các bé đã bắt đầu biết suy nghĩ nhiều hơn, muốn độc lập và không thích ai ép buộc. Các bé thích tự làm mọi thứ mà không cần ai giúp đỡ và làm những gì trái ngược với lời cha mẹ nói. Những điều mẹ càng cấm, trẻ lại càng muốn làm như cái cách bé muốn chứng tỏ rằng mình đã lớn. Ngay cả những điều trẻ muốn, trẻ cũng có thể nói “không” nếu như mẹ bảo làm. Nói chung, trẻ em ở độ tuổi này rất bướng và cứng đầu.
3 cách hay giúp trẻ ương bướng trở nên ngoan ngoãn vâng lời
1. Góc bình yên để dìm sự hung hăng, ương bướng của trẻ
Ngoài việc suy nghĩ nhiều hơn, trẻ độ tuổi này cũng sử dụng cơ thể rất tốt. Các bé di chuyển linh hoạt hơn, năng động và có nhiều năng lượng hơn. Các bé rất hay ném đồ lung tung, hay khóc nhè, hung hăng. Khi đó, các mẹ cần phải kiên nhẫn, không nên phạt đòn bé. Bởi vì bạo lực chỉ càng làm tăng thêm sự nổi loạn, hung hăng của trẻ. Nhưng mẹ cũng không được nuông chiều bé.
Ở một mình là một trong những cách hiệu quả nhất để trị tính ương bướng cho trẻ 2 tuổi. Khi con bướng bỉnh, mẹ hãy tách bé vào một căn phòng riêng, yên tĩnh hoặc một góc nhà không nguy hiểm. Sau đó, hãy đặt cho bé thời gian ở một mình trong đó 1 phút hoặc 2 phút. Trong phút đầu tiên, bé có thể vẫn ngỗ nghịch, nổi loạn, nhưng sau đó bé sẽ dần nhận ra sự nổi loạn, cứng đầu của mình không giúp bé có được những gì mà bé muốn.
2. Khi trở nên tốt hơn, con sẽ ngừng bướng bỉnh
Như đã nói, các bé độ tuổi này rất muốn tự làm mọi thứ nhưng không thành công hoặc việc bị cha mẹ cấm sẽ khiến bé thất vọng. Nhưng khi bé cảm thấy mình làm được việc hơn, sự ổn định về cảm xúc sẽ tăng lên.
Để kiểm soát hành vi và tâm lý nổi loạn của các bé, mẹ nên rèn luyện cho bé một số kỹ năng. Chẳng hạn như dạy bé cách sắp xếp giày, cho bé tập mang giày, phân loại thực phẩm nào nên ăn bằng muỗng, bằng nĩa, cất đồ chơi sau khi chơi xong, giúp bố mẹ đem quần áo vào máy giặt,… Bằng cách đó, cha mẹ có thể giúp phát triển kỹ năng sử dụng đôi tay, mắt linh hoạt hơn, biết cách quan sát, giải quyết vấn đề,…. Quan trọng hơn hết là giúp bé cảm thấy tự hào và cố gắng làm mọi thứ tốt hơn.
3. Chỉ cho con biết điều gì là không tốt
Đôi khi, trẻ có thể không biết điều gì mình làm là không tốt. Chẳng hạn trẻ giật đồ chơi của bạn có thể là vì trẻ ở độ tuổi này không biết rằng cái đó không phải của mình. Con giành giật vì đơn giản là muốn có được thứ đó. Mẹ nên giải thích rằng những gì con làm là không tốt. Mẹ nên chỉ cho con thấy bằng những cụm từ đơn giản như “Đây là đồ của bạn. Con hãy trả lại cho bạn”. Trẻ cũng muốn được thừa nhận và khen ngợi khi làm tốt. Việc mẹ đánh giá cao về những gì bé làm sẽ khuyến khích con trở thành một đứa trẻ tốt hơn. Vì vậy, mẹ hãy khen ngợi kịp thời khi bé làm tốt nhé. Đó cũng là một trong những cách giúp trẻ ương bướng trở nên ngoan ngoãn vâng lời.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.