RSS

Úc: Đâu là bí quyết kiếm việc tốt cho sinh viên tốt nghiệp của thế hệ mới?

19:00 25/06/2018

Khủng hoảng tốt nghiệp là khi bạn đã chuẩn bị rời xa đại học, sắp sửa có tấm bằng giá trị mà việc làm thì vẫn “ trắng tay”. Những lời khuyên cũ như “kiếm công ty lớn mà làm”, hay “học ngành nào làm ngành đó” đã quá lỗi thời trong nhịp sống hiện đại của thế kỉ 21.

9 bí quyết sau đây, góp nhặt từ chia sẻ của các chuyên gia tuyển dụng từ khắp nơi trên thế giới, sẽ giúp bạn nhanh chóng kiếm được một công việc phù hợp ngay khi ra trường:

1. Văn hóa công ty là ưu tiên hàng đầu

Nhiều bạn có nguyện vọng muốn đầu quân cho tập đoàn lớn, có tầm cỡ và vô tình bỏ lỡ nhiều cơ hội làm việc với những doanh nghiệp nhỏ hơn. Hầu hết các doanh nghiệp tại Úc là các doanh nghiệp tầm nhỏ hoặc trung, cho nên nếu chỉ nhắm đến những doanh nghiệp lớn, bạn đang thu hẹp lựa chọn của mình lại rất nhiều.

Điều quan trọng khi làm việc ở trong một môi trường chuyên nghiệp, văn hóa của công ty đó có phù hợp với mình hay không, và đồng nghiệp có thân thiện và hòa đồng hay không. Nếu môi trường làm việc quá khốc liệt, đồng nghiệp có tư tưởng chống đối, cạnh tranh không lành mạnh với nhau thì dù tập đoàn có lớn đến đâu, lương cao cỡ nào cũng chưa chắc đã là chốn thiên đường của bạn.

  1. 2. Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng

Nhiều người khi còn trẻ, họ thường thử sức mình ở nhiều công việc khác nhau mà qua đó họ sẽ tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm mới. Nếu bạn đang nhắm đến một công việc ở một doanh nghiệp nào đó mà vẫn chưa có cơ hội, đừng nản chí, hãy cố gắng trau dồi kĩ năng và thu thập thật nhiều kinh nghiệm qua các chương trình thực tập hoặc “volunteer”.

Chức vụ công việc không quan trọng, quan trọng là những kĩ năng bạn đã tích lũy được trong suốt quá trình làm việc và học hỏi. Khi đó, với lượng kinh nghiệm có sẵn, bạn sẽ dễ dàng xin việc mới phù hợp hơn khi cơ hội đến.

Volunteer cho một tổ chức phi lợi nhuận không những cho bạn những trải nghiệm đáng giá, mà thông qua đó bạn còn học được những kĩ năng giá trị sau này
  1. 3. Tấm bằng đại học trên tay không quyết định được công việc của bạn

Chỉ vì bạn học ngành Triết học không có nghĩa là bạn phải làm một triết gia. Rất nhiều doanh nghiệp không quan trọng ngành nghề của sinh viên khi tuyển dụng. Cái mà họ quan tâm đến là những kĩ năng thiết thực mà bạn có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đừng suy nghĩ theo tư duy cũ rằng học ngành nào, làm nghề nấy. Có rất nhiều cơ hội ngoài kia thích hợp với ý muốn của bạn, chỉ là bạn chưa nhận ra thôi.

  1. 4. Hiểu bản thân mình khi xin việc

Mặc dù ngành học không ấn định loại công việc tương lai của bạn, nhưng với những kiến thức bạn đã tiếp thu, không ít thì nhiều sẽ giúp ích cho bạn khi đi xin việc. Bây giờ cũng là lúc bạn nên bắt đầu tự hỏi những kĩ năng và hiểu biết hiện tại của bản thân đã đủ để lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng chưa? Sở trường, sở đoản của bạn là gì?

Bạn cũng có thể xem qua phần miêu tả công việc của vị trí mà bạn thấy ưng ý để nắm được những yêu cầu cần thiết của công việc đó. Rồi đối chiếu với kĩ năng của bản thân xem bạn đã đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó chưa? Hay kĩ năng nào bạn còn thiếu?

  1. 5. Biết marketing bản thân

Bạn có am hiểu về “thị trường công việc ẩn”? Đó là khi nhà tuyển dụng chưa biết họ đang cần tài năng của bạn. Để có thể đánh động các doanh nghiệp, bạn nên quảng bá bản thân và quan hệ rộng hết mức có thể. Mạng xã hội là một công cụ hữu dụng cho bạn: dùng các kênh như LinkedIn để liên kết với các cá nhân khác đang làm trong ngành của bạn.

LinkedIn cho phép bạn kết nối với các doanh nghiệp, các cá nhân làm việc trong ngành, và là nơi bạn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng
  1. 6. Tận dụng mối quan hệ của bạn

Quan hệ xã hội có thể đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Hãy tận dụng chúng. Nói chuyện với bạn bè, giáo viên và giảng viên đại học, cho họ biết mục tiêu và dự định của bạn sau tốt nghiệp. Rất có thể họ quen những người làm trong ngành của bạn.

  1. 7. Nghiên cứu thật kĩ về doanh nghiệp trước khi đi xin việc

Nộp CV xin việc là bước đầu tiên và bao giờ cũng là bước khó nhất. Một lời khuyên hữu ích cho các bạn là khi nộp nhiều hồ sơ cho nhiều vị trí khác nhau ở nhiều nơi khác nhau, bạn nên dành thời gian soạn các bức CV riêng biệt vì mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm kiếm những ứng cử viên sáng giá có kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của họ. Một CV quá sơ sài sẽ khiến bạn bị loại từ “vòng gửi xe” đấy. Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ ràng về doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh và vị trí mà bạn sẽ ứng tuyển. Việc này sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng đáng để bạn phải nỗ lực.

  1. 8. Kiên trì

Rất khó để tìm một công việc phù hợp với bản thân. Bạn sẽ bị từ chối (vô số lần) nhưng đừng nản lòng. Hãy suy xét về lý do tại sao họ từ chối bạn, hỏi ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng để từ đó trau dồi kỹ năng và sự tự tin khi xin việc. Để soạn 1 bức CV hoàn hảo và cải thiện kỹ năng phỏng vấn sẽ mất nhiều thời gian vì thế đừng bỏ cuộc.

  1. 9. Sử dụng các dịch vụ hướng nghiệp của các trường đại học

    Hầu hết các trường đại học Úc đều cung cấp dịch vụhướng nghiệp cho sinh viên

Phần lớn các trường đại học sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ hướng nghiệp cho sinh viên trước và sau khi bạn tốt nghiệp nhằm giúp đỡ bạn lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp cũng như có được công việc phù hợp với thế mạnh của bản thân và chuyên ngành học.

Nguồn: hoiduhoc

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.