Úc khởi động chiến dịch chống cưỡng bách hôn nhân tại sân bay
Một chiến dịch mới của Cảnh sát Liên bang Úc nhằm nâng cao nhận thức về tội cưỡng bách hôn nhân đang được triển khai tại sân bay tấp nập nhất của quốc gia.
Các tấm quảng cáo trong dự án này sẽ được dán đằng sau tất cả các cánh cửa nhà vệ sinh – nhắm đến những hành khách có nguy cơ bị đem ra nước ngoài- hoặc bị đưa đến nước Úc để ép buộc kết hôn .
Một chiến dịch vừa thử nghiệm tại sân bay tấp nập nhất nước Úc hy vọng sẽ phá vỡ vấn đề phức tạp của nạn hôn nhân cưỡng ép.
Chiến dịch được đặt tên là ‘Dự án Skywarp”, chương trình thí điểm kéo dài sáu tháng là sự hợp tác giữa các cơ quan Cảnh sát Liên bang Úc, Tổ chức Chống Nô lệ Úc và sân bay Sydney.
Các áp phích của chiến dịch sẽ được dán mặt sau cửa phòng vệ sinh và ở các khu vực khác của sân bay, nhắm đến những hành khách có nguy cơ bị đưa ra nước ngoài – hoặc vừa đặt chân đến Úc- để kết hôn trái với mong muốn của họ.
“Cưỡng bách ai đó kết hôn là bất hợp pháp”, một tấm áp phích viết , “Trợ giúp và hỗ trợ luôn có sẵn.”
Trợ lý Thanh tra AFP Debbie Platz nói rằng chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề cưỡng bách hôn nhân ở Úc.
“Chúng tôi muốn tất cả mọi người trong cộng đồng biết rằng người mà bạn kết hôn cùng phải do chính bạn lựa chọn. Nếu đó không phải là người bạn muốn kết hôn thì chúng tôi có sẵn những lựa chọn giúp đỡ dành cho bạn.”
Hôn nhân cưỡng bức bị trở thành hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Liên bang năm 2013.
Điều này áp dụng khi một người kết hôn mà không được tự do quyết định và đồng ý, bởi vì họ đã bị ép buộc, bị đe dọa hoặc lừa dối – hoặc không đủ khả năng để hiểu hết bản chất và kết quả của một cuộc hôn nhân, trong đó bao gồm cả lý do tuổi tác hoặc năng lực tinh thần.
Giám đốc Tổ chức chống nô lệ Úc, Jill McKeough phát biểu đây là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng khác nhau.
“Chúng tôi muốn tất cả mọi người trong cộng đồng biết rằng người mà bạn kết hôn cùng phải do chính bạn lựa chọn. Nếu đó không phải là người bạn muốn kết hôn thì chúng tôi có sẵn những lựa chọn giúp đỡ dành cho bạn.”
“Chúng tôi đã xét xử các vụ cưỡng ép hôn nhân đến từ 26 nhóm dân tộc khác nhau. Thực sự chuyện này không chỉ tồn tại với riêng một quốc gia hay tín ngưỡng nào. Theo định nghĩa, một người dưới 18 tuổi được xem là chưa đủ tuổi vị thành niên. Và các nạn nhân thường là người trẻ ở nhiều độ tuổi tối đa chỉ mới 25 tuổi.”
Các áp phích sẽ được dán trong nhà vệ sinh-bởi đó thường là nơi duy nhất nạn nhân có thể sẽ ở một mình.
Sân bay Sydney được chọn là nơi giới thiệu dự án vì đây là địa điểm tấp nập nhất nước Úc.
Trợ lý thanh tra Platz cho biết có hơn 44 triệu hành khách ghé qua sân bay này mỗi năm.
“Chúng tôi muốn du khách đi qua sân bay Sydney dừng lại và quan sát, họ có thể nhận thấy rằng có thể người nào đó ngồi cạnh bạn tại cổng khởi hành là nạn nhân bị ép buộc phải đi du lịch nước ngoài.”
Có 91 vụ trình báo về việc hôn nhân không đồng thuận đến AFP trong năm tài chính 2018-2019.
Con số này có thể cao hơn do có nhiều vụ không được khai báo.
Các ủng hộ viên làm việc với những phụ nữ dễ bị tổn thương trong các cộng đồng đa văn hóa đang đặt câu hỏi liệu chiến dịch này có hiệu quả hay không.
Tình nguyện viên Hiệp hội Phụ nữ Hồi giáo Úc Silma Ihram đã nói chuyện với đài SBS.
“Chúng tôi đang bị thiếu hụt ngân sách, tất cả các tổ chức đều bị thiếu. Đó thực sự là mục tiêu nên nhắm đến. Chuyện xảy đến sân bay thì đã quá muộn. Ngoài ra, khi bạn xử lý vấn đề cưỡng ép hôn nhân thường có sự tham gia và đồng th uận của gia đình và không cô gái nào muốn gia đình mình gặp rắc rối cả.”
Chương trình thí điểm sẽ được đánh giá lại sau sáu tháng và có khả năng sẽ được phổ biến bằng các ngôn ngữ và đến những địa điểm khác.
Theo SBS
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.