Úc không còn là vùng đất ‘huyền thoại’ của những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới
Theo Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc (CSIRO), Úc – nơi vẫn được khách du lịch truyền tai nhau là vùng đất của những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới, thì nay, ‘huyền thoại’ về vương quốc rắn độc đã bị ‘soán ngôi’ khi ngày càng có nhiều người bị rắn cắn tử vong hơn ở khắp Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Ruchira Somaweera cho biết ‘huyền thoại’ này đã có từ cách đây vài thập kỷ và xuất phát từ một nghiên cứu về mức độc tính tương đối cao tìm thấy ở các loài rắn Úc, như rắn nâu.
Thế nhưng, tiến sĩ Somaweera lại nói rằng nghiên cứu này đã không bao gồm nhiều loài rắn cực kỳ nguy hiểm từ các châu lục khác.
“Nếu bạn nhìn vào số người thực sự tử vong do rắn cắn mỗi năm, thì con số này khá nhỏ; tỷ lệ tử vong là rất thấp so với các nơi khác trên thế giới”, ông nói.
Các yếu tố như chất lượng của huyết thanh trị nọc rắn, các dịch vụ y tế và kiến thức về sơ cứu ở Úc khá tốt; điều này đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong do rắn cắn ở đất nước nhiều ‘sinh vật lạ’ này.
Bên cạnh đó, ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, có một nhóm rắn được gọi là rắn hổ lục, rắn vipe rất lớn, khá hung dữ và phổ biến.
Tệ hơn nữa, tỷ lệ gặp phải rắn và bị cắn là rất cao trong các vùng đất nông nghiệp do người dân có kiến thức phòng ngừa kém, không đi giày dép phù hợp và ít được đào tạo về sơ cứu vết rắn cắn.
Tiến sĩ Somaweera cho biết, mỗi năm, ước tính có khoảng một triệu con rắn độc tấn công và cắn người trên toàn thế giới.
Chỉ riêng ở Ấn Độ, khoảng 10,000 người tử vong vì bị rắn cắn.
Đây rõ ràng là một vấn đề lớn và là một mối đe dọa thực sự ở nhiều nơi trên thế giới hơn là ở Úc. Một trong những khu vực nguy hiểm nhất là Châu Á.
Các nhà khoa học đã đưa ra một bức tranh chân thực hơn, và một khái niệm về các loài rắn độc nguy hiểm mới phù hợp hơn ở Úc, dựa trên mối đe dọa thực tế mà các loài rắn ở xứ sở chuột túi gây ra cho cuộc sống con người.
Các rắn như rắn nâu và rắn hổ đứng đầu danh sách rắn độc ở Úc vì chúng tương đối phổ biến ở khu vực thành thị, và có thể trở nên hung dữ nếu đối đầu với con người.
Rắn nâu cũng được coi là có khả năng nguy hiểm hơn, vì chúng hoạt động vào ban ngày nên tỷ lệ ‘chạm tráng’ với chúng cũng cao hơn.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều cảnh báo hài hước về gấu và câu chuyện thêu dệt về những con nhện khổng lồ, tiến sĩ Somaweera cho biết còn rất nhiều quan niệm sai lầm về rắn và các loài bò sát ở Úc, đặc biệt là những suy tưởng sai lệch của khách du lịch.
Nguồn: Vietucnews.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.